37 QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH PHÁP Y
22.11.2024 - Phụ lục 1 37 QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH PHÁP Y (Ban hành kèm theo Thông tư số 13 /TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế) ...
Phụ lục 1
37 QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH PHÁP Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 /TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
Tên Quy trình |
Trang |
|
Quy trình giám định tổn thương cơ thể trên người sống |
7 |
|
Quy trình giám định tình trạng sức khỏe |
12 |
|
Quy trình giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi |
17 |
|
Quy trình giám định độ tuổi trên người sống |
24 |
|
Quy trình giám định giới tính |
29 |
|
Quy trình giám định sự có thai |
34 |
|
Quy trình giám định khả năng tình dục nam |
39 |
|
Quy trình giám định xâm hại tình dục |
44 |
|
Quy trình giám định nghi can xâm hại tình dục |
53 |
|
Quy trình giám định xâm hại tình dục ở trẻ em |
60 |
|
Quy trình giám định vật gây thương tích |
69 |
|
Quy trình giám định tổn thương cơ thể qua hồ sơ |
73 |
|
Quy trình giám định tử thi qua hồ sơ |
77 |
|
Quy trình giám định tử thi |
82 |
|
Quy trình giám định tử thi trong thiên tai, thảm họa |
90 |
|
Quy trình giám định hài cốt |
97 |
|
Quy trình giám định tử thi là trẻ sơ sinh hoặc thai nhi |
103 |
|
Quy trình giám định tử thi khai quật |
109 |
|
Quy trình chung giám định độc chất |
115 |
|
Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất |
121 |
|
Quy trình giám định chất độc bay hơi |
128 |
|
Quy trình giám định ma túy trong dịch sinh học |
132 |
|
Quy trình giám định thuốc an thần gây ngủ nhóm Barbiturat |
140 |
|
Quy trình giám định thuốc an thần gây ngủ nhóm Benzodiazepin |
143 |
|
Quy trình giám định thuốc an thần gây ngủ nhóm Phenothiazin |
146 |
|
Quy trình giám định thuốc chống động kinh và an thần khác |
150 |
|
Quy trình giám định alcaloid và base hữu cơ |
153 |
|
Quy trình giám định thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ |
157 |
|
Quy trình giám định thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ |
160 |
|
Quy trình giám định thuốc bảo vệ thực vật nhóm Carbamat |
164 |
|
Quy trình giám định Nereistoxin và Cartap |
167 |
|
Quy trình giám định thuốc diệt cỏ |
170 |
|
Quy trình giám định thuốc diệt chuột nhóm Coumarin |
175 |
|
Quy trình giám định chất độc vô cơ |
179 |
|
Quy trình giám định ADN nhân |
183 |
|
Quy trình giám định ADN ti thể |
195 |
|
Quy trình giám định mô bệnh học |
201 |
1. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỔN THƯƠNG CƠ THỂ
TRÊN NGƯỜI SỐNG
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định tổn thương cơ thể là người sống.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định, đảm bảo: Rộng rãi, kín đáo, sạch sẽ.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Thiết bị, dụng cụ
- Bàn khám, giường khám lâm sàng.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Bộ dụng cụ khám tổng quát: Cân, thước đo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, thước dây, thước tỷ lệ, đèn khám, xe đẩy dụng cụ y tế, đèn chiếu, đèn đọc phim X quang,...
- Dụng cụ cơ bản để khám các chuyên khoa: Tai mũi họng, thần kinh, răng hàm mặt, mắt,...
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Bông băng, gạc.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Nước muối sinh lý.
- Găng tay vô khuẩn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định, đối tượng giám định, mẫu vật giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các bản sao hồ sơ y tế có liên quan đến thương tích cần giám định nếu người được giám định có khám, điều trị tại cơ sở y tế.
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản xem xét dấu vết thân thể (nếu có).
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu cần).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định: ảnh chụp thương tích, ảnh chụp hiện trường,... (nếu có).
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Khám giám định.
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ,...
+ Hướng dẫn người được giám định phối hợp trong giám định.
+ Đo chiều cao, cân nặng, mạch, nhiệt độ, huyết áp,...
+ Chụp ảnh trong quá trình giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi hoàn thành giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận người được giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Yêu cầu bố trí người phiên dịch trong trường hợp người được giám định nói tiếng dân tộc, nói tiếng nước ngoài hoặc là người câm điếc (nếu cần).
+ Yêu cầu có người giám hộ trong trường hợp người được giám định phải có người giám hộ theo quy định.
5. Tiếp xúc với người được giám định
- Đối chiếu giấy tờ của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.
- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin về tình hình sự việc, tiền sử thương tích, bệnh tật,...
- Đánh giá tình trạng tinh thần (tỉnh táo, tiếp xúc tốt, mệt mỏi, hoảng loạn,…).
- Đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy, suy kiệt,…).
- Đo chiều cao, cân nặng.
- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc.
- Ghi nhận dấu hiệu bất thường, bệnh lý liên quan (nếu có).
1.2. Khám thương tích
- Khám đánh giá thương tích theo nội dung yêu cầu giám định tại Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu.
- Khám tuần tự tổn thương thực thể, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, đánh giá chức năng của bộ phận, tổ chức cơ thể bị tổn thương.
- Mô tả vị trí giải phẫu, kích thước, đặc điểm, tính chất từng tổn thương.
1.3. Khám bộ phận
Khám các bộ phận khác có liên quan theo phân khu giải phẫu và chức năng cơ thể.
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
Tùy từng trường hợp, GĐV ra chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm
Trường hợp cơ quan trưng cầu/yêu cầu giám định cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV). Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Tổng hợp, đánh giá kết quả và kết luận giám định
5.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định, khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
- Tổng hợp kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Tổng hợp, đánh giá kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
5.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời nội dung các câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 01 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 1a hoặc 1b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
2. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là người sống được trưng cầu/yêu cầu giám định tình trạng sức khỏe.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định, đảm bảo: Rộng rãi, kín đáo, sạch sẽ.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Thiết bị, dụng cụ
- Bàn khám, giường khám lâm sàng,...
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Bộ dụng cụ khám tổng quát: Cân, thước đo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, thước dây, thước tỷ lệ, đèn khám, xe đẩy dụng cụ y tế, đèn chiếu, đèn đọc phim X quang,...
- Dụng cụ cơ bản để khám các chuyên khoa: Tai mũi họng, thần kinh, răng hàm mặt, mắt,...
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Bông băng, gạc.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Nước muối sinh lý.
- Găng tay vô khuẩn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định, đối tượng giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các bản sao hồ sơ y tế có liên quan đến tình trạng sức khỏe cần giám định.
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Khám giám định.
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ,...
+ Hướng dẫn người được giám định phối hợp trong giám định.
+ Đo chiều cao, cân nặng, mạch, nhiệt độ, huyết áp,...
+ Chụp ảnh trong quá trình giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn, ý kiến chuyên gia,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi đã hoàn thành giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận người được giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầugiám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Yêu cầu bố trí người phiên dịch trong trường hợp người được giám định nói tiếng dân tộc, nói tiếng nước ngoài hoặc là người câm điếc (nếu cần thiết).
+ Yêu cầu có người giám hộ trong trường hợp người được giám định phải có người giám hộ theo quy định.
5. Tiếp xúc với người được giám định
- Đối chiếu giấy tờ của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.
- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin về tiền sử thương tích, bệnh tật,... quan sát hành vi, thái độ của người được giám định.
- Đánh giá tình trạng tinh thần (tỉnh, mệt mỏi, hoảng loạn,... có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không).
- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy,...).
- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, ghi nhận dấu hiệu bệnh liên quan (nếu có).
1.2. Khám bộ phận
- Khám các cơ quan bộ phận bị tổn thương, bị bệnh theo ghi nhận tại Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, hồ sơ, tài liệu. Khám tuần tự đầy đủ từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, đánh giá chức năng của bộ phận, tổ chức cơ thể có bệnh.
- Khám các cơ quan, bộ phận cơ thể có liên quan để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh toàn thân và tình trạng sức khỏe.
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
Tùy tình trạng bệnh, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
4.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định, khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
- Tổng hợp kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
4.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời nội dung các câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 02 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 2a hoặc 2b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
3. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TRẺ EM BỊ HÀNH HẠ, NGƯỢC ĐÃI
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là trẻ em bị hoặc nghi bị hành hạ, ngược đãi được trưng cầu/yêu cầu giám định.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định, đảm bảo: Kín đáo, thân thiện, sạch sẽ, có phương tiện sưởi ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bàn khám, giường khám lâm sàng.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Bộ dụng cụ khám tổng quát: Cân, thước đo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, thước dây, thước tỷ lệ, đèn khám, xe đẩy dụng cụ y tế, đèn chiếu, đèn đọc phim X quang,...
- Dụng cụ cơ bản để khám các chuyên khoa: Tai mũi họng, thần kinh, răng hàm mặt, mắt,...
- Các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Bông băng, gạc.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Nước muối sinh lý.
- Găng tay vô khuẩn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định, đối tượng giám định, mẫu vật giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan nếu trẻ được giám định có khám, điều trị tại cơ sở y tế.
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản xem xét dấu vết thân thể (nếu có).
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu cần).
+ Biên bản niêm phong thu mẫu vật (nếu có)
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định: ảnh chụp, băng ghi âm, ghi hình,... (nếu có).
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với trẻ được giám định và người giám hộ.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Khám giám định.
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả khám giám định, khám chuyên khoa, cận lâm sàng, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV giám sát, phối hợp với nhau, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ,...
+ Thực hiện hướng dẫn trẻ được giám định hoặc người giám hộ phối hợp trong giám định
+ Đo chiều cao, cân nặng, mạch, thân nhiệt, huyết áp,...
+ Chụp ảnh thương tích.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng, hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận trẻ được giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa trẻ được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và trẻ được giám định.
+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp trẻ được giám định nói tiếng dân tộc, nói tiếng nước ngoài hoặc là người khuyết tật câm điếc (nếu cần).
+ Yêu cầu người giám hộ trong trường hợp trẻ em phải có người giám hộ theo quy định.
5. Tiếp xúc với trẻ được giám định và gia đình hoặc người giám hộ
- Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân của trẻ, người giám hộ (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Kiểm tra đối chiếu nhân thân trẻ được giám định với hồ sơ giám định.
- Giải thích cho trẻ và gia đình hoặc người giám hộ (nếu có) về quy trình khám trước khi tiến hành giám định. Đề nghị trẻ và gia đình hoặc người giám hộ (nếu có) phối hợp trong quá trình giám định.
- Trường hợp trẻ được giám định trong tình trạng cần cấp cứu thì GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị và thông báo cho cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định đưa trẻ đi cấp cứu, đồng thời có thể phối hợp giám định tại cơ sở y tế.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin từ trẻ được giám định, quan sát hành vi, thái độ của trẻ khi nhắc đến bố mẹ hoặc người thân, sử dụng các câu hỏi dễ hiểu, tránh gây cho trẻ xúc động hoặc gợi lại ký ức bị ngược đãi, hành hạ; không hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi.
- Khai thác thông tin từ người giám hộ về tình hình sự việc, tiền sử thương tích, bệnh tật của trẻ, những thay đổi trong ăn uống, giấc ngủ, sinh hoạt của trẻ, tình trạng sử dụng chất kích thích,...
- Đánh giá tình trạng thể chất (béo, trung bình, gầy, suy kiệt,...), tình trạng tinh thần (tỉnh, mệt mỏi, hoảng loạn,...) của trẻ, khả năng giao tiếp, hợp tác của trẻ trong khi giám định.
- Đo chiều cao, cân nặng.
- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.
1.2. Khám thương tích
- Tổn thương phấn mềm (sẹo, vết thương phần mềm, vết bầm tím,...):
+ Vị trí.
+ Tính chất (hình dáng, kích thước, bờ mép, màu sắc,...).
+ Số lượng.
+ Có dấu hiệu nhiễm khuẩn không.
- Tổn thương xương, khớp (gãy xương, trật khớp,...):
+ Vị trí xương gãy.
+ Tình trạng ổ gãy, đặc điểm gãy xương.
+ Biến chứng ổ gãy.
+ Ngắn chi, teo cơ.
+ Vận động khớp: Có hạn chế vận động không, mức độ,...
- Tổn thương mạch máu, thần kinh:
+ Vị trí mạch máu, thần kinh theo định khu giải phẫu.
+ Loại mạch máu, thần kinh bị tổn thương.
+ Tính chất tổn thương.
1.3. Khám bộ phận
- Khám tuần tự đầy đủ các bộ phận cơ thể từ trên xuống dưới, từ trước ra sau:
+ Đầu: Các tổn thương ở vùng đầu, tình trạng, tính chất của tổn thương (chú ý phần tóc che phủ, nếu cần thiết có thể cắt hoặc cạo tóc để đánh giá và chụp ảnh).
+ Mặt: Các tổn thương phần mềm ở mặt, tai, mũi, mắt, miệng (răng, lợi, lưỡi, niêm mạc miệng,...).
+ Cổ: Các thương tích phần mềm, sự vận động của cổ.
+ Ngực: Sự cân đối của lồng ngực, phần mềm, xương sườn.
+ Bụng: Đánh giá tổn thương (nếu có).
+ Lưng: Kiểm tra phần mềm, vận động cột sống các tư thế khác nhau.
+ Hậu môn, sinh dục: Trường hợp nghi ngờ có tác động vào vùng hậu môn, sinh dục cần khám để phát hiện tổn thương nếu có theo Quy trình giám định xâm hại tình dục ở trẻ em (Quy trình 10, mục IV). Chú ý cả các phương thức đặt thuốc với mục đích điều trị.
+ Chân, tay: Đánh giá khả năng vận động, cảm giác,...
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
- Tùy từng trường hợp, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết:
+ Khám chuyên khoa ngoại, sản, nhi, tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt,...
+ Xét nghiệm tổng quát.
+ Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,...
+ Điện sinh lý thần kinh cơ.
+ Điện não.
+ Điện tim.
+ Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, ADN, độc chất,...
+ Các xét nghiệm cần thiết khác.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm
Trường hợp cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV). Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Tổng hợp, đánh giá kết quả và kết luận giám định
5.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Kết quả khám giám định, kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm (nếu có).
5.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, lưu ý những vấn đề sau:
- Xác định thời gian và số lần gây thương tích, dựa vào:
+ Màu sắc các thương tích.
+ Số lượng các vết sẹo.
+ Tính chất các vết sẹo.
+ Vị trí các vết sẹo.
- Xác định vật gây thương tích, cơ chế hình thành thương tích dựa vào:
+ Hồ sơ, tài liệu.
+ Kết quả khám thương tích (đặc điểm sẹo, biến chứng, di chứng, hình ảnh gãy xương trên phim X quang,…).
- Xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể theo Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hiện hành.
- Đề nghị cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định, gia đình đưa trẻ đi điều trị tổn thương và điều trị tâm lý hoặc giám định pháp y tâm thần (nếu cần thiết).
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 03 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 3a hoặc 3b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
4. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH ĐỘ TUỔI TRÊN NGƯỜI SỐNG
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là người sống được trưng cầu/yêu cầu giám định độ tuổi.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định đảm bảo: Kín đáo, sạch sẽ, có phương tiện sưởi ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bàn khám, giường khám lâm sàng.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Bộ dụng cụ khám tổng quát: Cân, thước đo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, thước dây, thước tỷ lệ, đèn khám, xe đẩy dụng cụ y tế, đèn chiếu, đèn đọc phim X quang, đèn rọi để chụp ảnh,...
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Găng tay vô khuẩn.
- Bông băng, gạc vô khuẩn.
- Dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định và đối tượng giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến nội dung giám định (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
* Nếu đủ điều kiện giám định thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV thực hiện trình tự giám định.
+ Khám giám định.
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ.
+ Thực hiện hướng dẫn người được giám định, đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, vòng ngực,...
+ Chụp ảnh trong quá trình giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Những công việc khác nếu cần thiết.
5. Tiếp xúc với người được giám định
- Đối chiếu giấy tờ của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.
- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin về tình hình sự việc liên quan đến nội dung giám định.
- Đánh giá tình trạng tinh thần của người được giám định: Có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.
- Đánh giá sự phát triển chung của cơ thể.
+ Đối với nữ: Đánh giá giọng nói. Đo kích thước của tuyến vú.
+ Đối với nam: Đánh giá sự phát triển của lông, râu, giọng nói,...
- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy,...).
- Đo mạch, huyết áp.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc.
1.2. Khám bộ phận sinh dục
* Đối với nữ:
- Đánh giá sự phát triển sinh dục phụ.
- Khám và đánh giá sự phát triển của môi lớn, môi bé.
* Đối với nam:
- Đánh giá sự phát triển sinh dục phụ.
- Khám và đánh giá sự phát triển của dương vật, tinh hoàn.
1.3. Khám các bộ phận khác
Khám tuần tự từ trên xuống, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, tay, chân.
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
- Khám chuyên khoa răng hàm mặt, chụp X quang cung răng hai hàm: Đánh giá sự phát triển của răng.
- Chụp X-quang: Xương cổ-bàn tay phải và trái thẳng; xương sọ thẳng và nghiêng; khung chậu thẳng; xương cổ-bàn chân phải và trái thẳng; xương đòn thẳng (nếu cần),…
- Các cận lâm sàng khác phục vụ chẩn đoán (nếu cần).
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
4.1. Các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
- Tổng hợp kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
4.2. Kết luận
- Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 04 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 4a hoặc 4b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
5. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH GIỚI TÍNH
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là người sống được trưng cầu/yêu cầu giám định xác định giới tính.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định, đảm bảo: Kín đáo, sạch sẽ, có phương tiện sưởi ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bàn khám, giường khám lâm sàng.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Bộ dụng cụ khám tổng quát: Cân, thước đo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, thước dây, thước tỷ lệ, đèn khám, xe đẩy dụng cụ y tế, đèn chiếu, đèn đọc phim X quang, đèn rọi để chụp ảnh,...
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Găng tay vô khuẩn.
- Bông băng, gạc vô khuẩn.
- Dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định và đối tượng giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu cần).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại hoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Khám giám định.
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, hoặc xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ.
+ Thực hiện hướng dẫn người được giám định, đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, vòng ngực,...
+ Chụp ảnh trong quá trình giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Những công việc khác nếu cần thiết.
5. Tiếp xúc với người được giám định
- Đối chiếu giấy tờ của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.
- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin về tình hình sự việc liên quan đến nội dung giám định. Tìm hiểu những thông tin về người được giám định: có kinh nguyệt (đối với nữ) hoặc xuất tinh (đối với nam),…
- Đánh giá tình trạng thể chất (béo, trung bình, gầy,...), tình trạng tinh thần: có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.
- Đánh giá sự phát triển chung của cơ thể.
- Ghi nhận kiểu tóc, ăn mặc, trang điểm, giọng nói, dáng đi.
- Nhận xét giọng nói (thanh, trầm...). Dáng đi (thẳng, mạnh dạn hay yểu điệu,...).
- Đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.
1.2. Khám bộ phận sinh dục
- Tùy theo người được giám định nghi là nam hay nữ sẽ khám bộ phận sinh dục ngoài và mô tả:
+ Sự phát triển sinh dục phụ, sự phát triển môi lớn, môi bé.
+ Sự phát triển của âm hộ, khám màng trinh, âm đạo.
+ Đánh giá sự phát triển của dương vật, tinh hoàn.
+ Các bất thường bộ phận sinh dục ngoài (nếu có): Ví dụ lỗ tiểu đóng thấp, chưa phát triển hoàn toàn hoặc không rõ,...
1.3. Khám các bộ phận khác
- Khám tuần tự từ trên xuống, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng lưng, chân tay.
- Nhận xét và đo kích thước của tuyến vú.
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
- Tùy từng trường hợp, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết:
+ Khám chuyên khoa sản, nhi, nam khoa,...
+ Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ,... để đánh giá tình trạng cơ quan sinh dục: tử cung, buồng trứng hoặc tinh hoàn.
+ Xét nghiệm nội tiết tố.
+ Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính.
+ Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.
+ Xét nghiệm ADN.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
4.1. Các kết quả chính
Căn cứ xác định giới tính trên người sống dựa vào những kết quả chính sau:
1. Ngoại hình bên ngoài.
2. Bộ phận sinh dục bên ngoài.
3. Cơ quan (tuyến) sinh dục bên trong.
4. Hormon giới tính.
5. Nhiễm sắc thể.
6. Các kết quả khác.
4.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 05 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 5a hoặc 5b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
6. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH SỰ CÓ THAI
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là người sống được trưng cầu/yêu cầu giám định sự có thai hoặc sảy thai.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định, đảm bảo: Kín đáo, sạch sẽ, có phương tiện sưởi ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bàn khám sản khoa.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Cân, thước đo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, thước dây, thước tỷ lệ, đèn khám, xe đẩy dụng cụ y tế, đèn chiếu, đèn đọc phim X quang, đèn rọi để chụp ảnh,...
- Mỏ vịt nhiều kích cỡ.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Găng tay vô khuẩn.
- Bông băng, gạc vô khuẩn.
- Dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý.
- Que thử thai; ống nghiệm thu mẫu máu, nước tiểu.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định và đối tượng giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định nếu người được giám định có khám, điều trị tại cơ sở y tế.
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu cần).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Khám giám định; Lấy mẫu (nếu cần).
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ.
+ Thực hiện hướng dẫn người được giám định và đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, vòng ngực,...
+ Chụp ảnh trong quá trình giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Những công việc khác nếu cần thiết.
5. Tiếp xúc với người được giám định
- Đối chiếu giấy tờ của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.
- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin của người được giám định về tiền sử sản phụ khoa và những thông tin khác liên quan.
- Đánh giá tình trạng tinh thần: có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.
- Đánh giá tình trạng chung của cơ thể.
- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy,...).
- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.
- Ghi nhận các dấu hiệu bất thường (nếu có).
1.2. Khám lâm sàng
a) Khám thai
- Xem xét và đo kích thước của tuyến vú, quầng vú, núm vú, khám vú xem có dịch lạ chảy ra hay không.
- Xem xét vùng bụng, nhận định vết rạn và đo vòng bụng.
- Sờ nắn độ cứng của bụng, đo chiều cao tử cung.
- Nghe tim thai.
b) Khám cơ quan sinh dục
- Đánh giá sự phát triển sinh dục phụ.
- Đánh giá sự phát triển môi lớn, môi bé.
- Khám âm hộ: Sự phát triển và bệnh lý.
- Khám màng trinh: Loại màng trinh, các vết rách màng trinh, mức độ và vị trí rách, mức độ giãn của màng trinh.
1.3. Khám các bộ phận khác
Khám tuần tự từ trên xuống, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, tay, chân.
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
- Tùy từng trường hợp, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết:
+ Khám chuyên khoa sản.
+ Siêu âm thai.
+ Xét nghiệm xác định sự có thai.
+ Các xét nghiệm cần thiết khác.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
4.1. Các kết quả chính
- Nhận xét về tiền sử có mang thai hay không?
- Bằng chứng triệu chứng lâm sàng về việc có mang thai hay không?
- Kết quả khám chuyên khoa: (Có thai hay không, số lượng thai, thai còn sống hay chết, tuổi thai, vị trí thai,…).
- Kết quả khác (nếu có).
4.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 06 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 6a hoặc 6b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
7. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH KHẢ NĂNG TÌNH DỤC NAM
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là nam giới được trưng cầu/yêu cầu giám định khả năng tình dục.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định, đảm bảo: Kín đáo, sạch sẽ, có phương tiện sưởi ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bàn khám, giường khám lâm sàng.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Bộ dụng cụ khám tổng quát: Cân, thước đo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, thước dây, thước tỷ lệ, đèn khám, xe đẩy dụng cụ y tế, đèn chiếu, đèn đọc phim X quang, đèn rọi để chụp ảnh,...
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Găng tay vô khuẩn.
- Bông băng, gạc vô khuẩn.
- Dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý.
- Chất bôi trơn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định và đối tượng giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu cần).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Khám giám định.
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, hoặc xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ.
+ Thực hiện hướng dẫn người được giám định và đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, vòng ngực,...
+ Chụp ảnh trong quá trình giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Những công việc khác nếu cần thiết.
5. Tiếp xúc với người được giám định
- Đối chiếu giấy tờ của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.
- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin từ người được giám định về hoàn cảnh xảy ra vụ việc, hoàn cảnh gia đình, tình hình kinh tế, tiền sử tình dục, sức khỏe hiện tại.
- Đánh giá tình trạng tinh thần: có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.
- Đánh giá sự phát triển chung của cơ thể.
- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy,…).
- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.
- Ghi nhận các dấu hiệu bất thường (nếu có).
1.2. Khám bộ phận sinh dục
- Đánh giá sự phát triển sinh dục phụ.
- Khám lông: Mô tả lông, chiều dài, màu sắc, quăn hay thẳng.
- Đo chu vi, chiều dài dương vật khi chưa cương, có đặt thước đo và chụp ảnh (có thể quay phim nếu cần).
- Ghi nhận tình trạng niêm mạc quy đầu.
- Ghi nhận tình trạng bao quy đầu.
- Ghi nhận tình trạng dây hãm dương vật.
- Ghi nhận tình trạng lỗ sáo.
- Ghi nhận tình trạng rãnh quy đầu.
- Ghi nhận tình trạng bìu, tinh hoàn, thừng tinh, tĩnh mạch thừng tinh hai bên.
- Ghi nhận tình trạng tầng sinh môn.
1.3. Khám đánh giá khả năng cương dương vật
Sử dụng các kỹ thuật thông thường và chuyên môn sâu để kích thích. Khi dương vật cương, tiến hành đo kích thước chu vi và chiều dài, chụp ảnh (có thể quay phim). Đánh giá độ cứng của dương vật.
Nếu chưa có kết quả đánh giá khả năng cương dương vật, GĐV có thể hẹn khám lại nếu cần thiết.
1.4. Khám các bộ phận khác
Khám tuần tự từ trên xuống, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng lưng, chân tay.
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
- Tùy từng trường hợp, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết:
+ Khám chuyên khoa nam học.
+ Xét nghiệm hormon sinh dục nam.
+ Các xét nghiệm cần thiết khác.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
4.1. Các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
- Tổng hợp kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
4.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 07 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 7a hoặc 7b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
8. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH XÂM HẠI TÌNH DỤC
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là người từ 16 tuổi trở lên bị xâm hại tình dục hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục được trưng cầu/yêu cầu giám định.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định, đảm bảo: Kín đáo, sạch sẽ, có phương tiện sưởi ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Giường hoặc bàn khám sản khoa.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Đèn rọi để chụp ảnh.
- Đèn UV soi dấu vết (nếu có).
- Dụng cụ khám sản khoa.
- Dụng cụ khám giám định thường quy.
- Cân, thước đo chiều cao, thước dây, mã số kèm thước tỷ lệ.
- Ống nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế.
- Lược, xy lanh.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Găng tay vô khuẩn.
- Gạc vô khuẩn.
- Cồn sát khuẩn.
- Bông thấm nước vô khuẩn.
- Tăm bông vô khuẩn.
- Ống nghiệm vô khuẩn.
- Chất bôi trơn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định, đối tượng giám định, mẫu vật giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định nếu người được giám định có khám, điều trị tại cơ sở y tế.
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu có).
+ Biên bản niêm phong thu mẫu vật (nếu có).
+ Bản sao hợp pháp các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
* Lưu ý: Yêu cầu phải có nhân viên y tế là người cùng giới với người được giám định tham gia hoặc chứng kiến trong quá trình khám giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Khám giám định; Lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).
+ Chỉ định khám chuyên khoa, xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, hoặc xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ.
+ Thực hiện hướng dẫn người được giám định và đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp,...
+ Phụ giúp GĐV lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).
+ Chụp ảnh: Ảnh chân dung; ảnh tổn thương: vết bầm, vết sẹo, dấu răng, các biến dạng do thương tích,…; ảnh dấu vết trên bộ phận sinh dục và các nơi khác có tổn thương.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Bố trí chuyên gia tâm lý trong trường hợp người được giám định có rối loạn tâm lý không hợp tác.
+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp người được giám định nói tiếng dân tộc, nói tiếng nước ngoài hoặc là người khuyết tật.
+ Yêu cầu người giám hộ trong trường hợp cần phải có người giám hộ theo quy định.
+ Những công việc khác nếu cần thiết.
5. Tiếp xúc với người được giám định
- Đối chiếu giấy tờ của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.
- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin từ người được giám định về vụ việc, quan sát hành vi, thái độ của người được giám định, sử dụng các câu hỏi dễ hiểu, tránh gây xúc động, gợi lại ký ức bị hoặc hình ảnh bị xâm hại tình dục; không hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi.
- Đánh giá tình trạng tinh thần: tỉnh, mệt mỏi, hoảng loạn,... có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.
- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy, ...).
- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.
- Quan sát đánh giá, ghi nhận những dấu vết thương tích trên cơ thể (nếu có).
- Các trường hợp đến sớm có thể dùng đèn UV soi tìm dấu vết trên cơ thể (máu, nước bọt, tinh dịch,…) và thu mẫu từ dấu vết nếu có.
1.2. Khám miệng, hầu họng
- Quan sát đánh giá môi, miệng, niêm mạc má. Tìm kiếm các biểu hiện tổn thương vùng môi, miệng.
- Khám răng, lưỡi, khoang miệng.
+ Chú ý sự phù nề vùng hầu họng.
+ Tùy tình trạng, thời gian xảy ra, trong trường hợp trước 24 giờ có thể cho súc miệng bằng nước muối sinh lý, thu và ly tâm tìm tinh trùng.
1.3. Khám bộ phận sinh dục
1.3.1. Đối với nữ
- Người được giám định nằm tư thế sản khoa hoặc tư thế nằm sấp đầu gối-ngực trên bàn khám. Kiểm tra một cách hệ thống theo thứ tự mu, mặt trong bẹn, tầng sinh môn, âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo, màng trinh, âm đạo,...
- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông mu, quan sát tìm kiếm các vết thâm tím, vết xước, trầy da, rách da hoặc dấu vết lạ.
- Khám âm hộ:
+ Tìm các thương tích trên môi lớn, môi bé,…
+ Tìm dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ vết loét, dịch mủ, mụn rộp,...
- Khám màng trinh: Xác định loại màng trinh, đường kính lỗ màng trinh, độ giãn của màng trinh, vị trí vết rách màng trinh, độ sâu của vết rách trên màng trinh, vết rách cũ hay mới,... (ghi nhận tổn thương màng trinh theo vị trí đánh số thuận chiều kim đồng hồ).
- Khám âm đạo:
+ Quan sát thành âm đạo, kiểm tra dấu hiệu tổn thương âm đạo, xem có dịch từ âm đạo chảy qua lỗ màng trinh ra ngoài không, tính chất dịch dính vào găng khi khám.
+ Kiểm tra cổ tử cung, túi cùng sau tử cung và niêm mạc âm đạo để xem có sang chấn, chảy máu hoặc dấu vết nhiễm trùng hay không (nếu cần).
* Lưu ý:
- Tùy trường hợp mà quyết định có sử dụng mỏ vịt hay không, nếu sử dụng phải lựa chọn kích cỡ phù hợp, động tác nhẹ nhàng, chú ý bôi trơn mỏ vịt trước khi khám.
- Không nên tiến hành khám bằng soi đầu dò hoặc đưa ngón tay vào lỗ âm đạo để đánh giá kích cỡ.
- Dùng tăm bông chuyên dụng lấy dịch âm đạo xét nghiệm tìm tinh trùng, tế bào lạ. Trường hợp cần thiết có thể bơm nước muối sinh lý vào âm đạo rồi hút ra để lấy dịch ly tâm tìm tinh trùng.
- Khám vú: Quan sát bầu vú, quầng vú, núm vú xác định tổn thương, tìm kiếm dấu vết bất thường, thu mẫu xét nghiệm (nếu có).
1.3.2. Đối với nam
- Người được giám định nằm trên giường hoặc bàn khám, tư thế sản khoa.
- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông, quan sát, tìm kiếm dấu vết lạ.
- Khám dương vật:
+ Xác định thương tích (nếu có).
+ Ghi nhận tình trạng niêm mạc quy đầu.
+ Ghi nhận tình trạng bao quy đầu.
+ Ghi nhận tình trạng dây hãm dương vật.
+ Ghi nhận tình trạng lỗ sáo.
+ Ghi nhận tình trạng rãnh quy đầu.
- Khám bìu: Ghi nhận tình trạng bìu, tinh hoàn.
- Thu mẫu: Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý phết xung quanh quy đầu.
1.4. Khám hậu môn, trực tràng
- Quan sát, ghi nhận tình trạng hậu môn, các nếp gấp hậu môn (nứt, chảy máu, giãn, ...), phản xạ co giãn hậu môn,…
- Xem xét các dấu hiệu tổn thương hậu môn, thăm khám trực tràng tìm tổn thương (nếu cần).
1.5. Khám các bộ phận khác
- Khám tuần tự từ trên xuống, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, mông, tay, chân. Chú ý các vùng nhạy cảm, dấu vết chống đỡ của nạn nhân.
- Nếu có tổn thương, thực hiện giám định theo Quy trình giám định tổn thương cơ thể trên người sống (Quy trình 1, mục IV).
2. Khám chuyên khoa, cận lâm sàng
- Tùy từng trường hợp, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết.
+ Khám chuyên khoa sản.
+ Khám chuyên khoa tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt,...
+ Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm buồng trứng, tử cung, siêu âm bìu đối với nam (trong trường hợp nghi ngờ có chấn thương hoặc kiểm tra sự có thai).
+ Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác trong một số trường hợp nghi ngờ tổn thương các bộ phận khác (gẫy xương, chấn thương ổ bụng,...).
+ Xét nghiệm đánh giá sự có thai.
+ Xét nghiệm rượu, ma túy, các chất kích thích: Có thể lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để làm các xét nghiệm độc chất.
+ Xét nghiệm HIV, lậu, giang mai, Chlamydia và các bệnh lây qua đường tình dục khác.
+ Xét nghiệm tinh trùng từ dịch trong âm đạo, trong nước súc miệng, trong phết hầu họng.
- Xét nghiệm ADN trên các mẫu vật thu được từ cơ thể của người bị hại hoặc tại địa điểm nơi xảy ra vụ việc (nếu cơ quan trưng cầu cung cấp). Các mẫu vật có thể bao gồm đất có dính máu, tinh trùng, nước bọt hoặc các mẫu vật khác từ nghi phạm (ví dụ: quần áo, băng vệ sinh, khăn tay, bao cao su, ...), cũng như mẫu thu được từ các vết cắn, dấu vết tinh trùng, từ miệng các vết thương có liên quan, trên móng tay và vết cào da. Trong trường hợp này, cần lấy mẫu máu của người bị hại để phân biệt ADN của nạn nhân với ADN lạ tìm thấy.
+ Xét nghiệm tìm tế bào niêm mạc âm đạo trên phết rãnh quy đầu (nếu là nam).
- Xét nghiệm mẫu lông, tóc thu được trên cơ thể (nếu cần): Các mẫu tóc/lông lạ được tìm thấy trên quần áo hoặc cơ thể của người bị hại. Có thể lấy mẫu tóc hoặc lông mu của người bị hại để so sánh.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm (nếu có)
Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV). Trường hợp cần thiết, GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
5.1. Các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả giám định mẫu vật hoặc kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Tổng hợp kết quả hội chẩn chuyên môn (nếu có).
- Các kết quả khác.
5.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định. Trong đó lưu ý những vấn đề sau:
- Kết luận về tình trạng tổn thương bộ phận sinh dục (âm hộ, màng trinh, âm đạo,…).
- Kết luận về tình trạng tổn thương bộ phận khác trên cơ thể và xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có tổn thương).
- Nhận xét, đánh giá các dấu vết tổn thương, cơ chế, vật gây thương tích và dấu vết sinh học (nếu có).
- Kết luận về dấu hiệu có thai, tình trạng bệnh lây truyền qua đường tình dục,…(nếu có).
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 08 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 8a hoặc 8b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
9. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NGHI CAN XÂM HẠI TÌNH DỤC
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là người có hoặc nghi ngờ có hành vi xâm hại tình dục được trưng cầu/yêu cầu giám định.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định đảm bảo: Rộng rãi, kín đáo, sạch sẽ, có phương tiện sưởi ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
3. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Giường hoặc bàn khám sản khoa.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Đèn rọi để chụp ảnh.
- Đèn UV soi dấu vết (nếu có).
- Dụng cụ khám sản khoa.
- Dụng cụ khám giám định thường quy.
- Cân, thước đo chiều cao, thước dây, mã số kèm thước tỷ lệ.
- Ống nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế.
- Lược, xy lanh.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác
2.2. Vật tư tiêu hao
- Găng tay vô khuẩn.
- Gạc vô khuẩn.
- Cồn sát khuẩn.
- Bông thấm nước vô khuẩn.
- Tăm bông vô khuẩn.
- Ống nghiệm vô khuẩn.
- Chất bôi trơn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH, CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ, đối tượng giám định, mẫu vật giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan giám định pháp y (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu có).
+ Biên bản niêm phong thu mẫu vật (nếu có).
+ Bản sao hợp pháp các tài liệu khác liên quan đến nội dung cần giám định.
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Khám giám định; Lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần)
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.
+ Thực hiện hướng dẫn người được giám định, đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp,...
+ Chụp ảnh: Ảnh chân dung; ảnh tổn thương: vết bầm, vết sẹo, dấu răng, các biến dạng do thương tích,…; ảnh dấu vết trên bộ phận sinh dục và các nơi khác có tổn thương.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
+ Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp người được giám định là người nói tiếng dân tộc, người nước ngoài, người khuyết tật (nếu cần thiết).
+ Bố trí người giám hộ trong trường hợp phải có người giám hộ.
5. Tiếp xúc với người được giám định
- Đối chiếu giấy tờ tùy thân của người được giám định (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định.
- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin của người được giám định về vụ việc, quan sát hành vi, thái độ.
- Đánh giá tình trạng tinh thần: tỉnh, mệt mỏi, hoảng loạn,... có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.
- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy, ...).
- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.
- Ghi nhận những dấu vết thương tích trên cơ thể (nếu có).
- Các trường hợp đến sớm có thể dùng đèn UV soi tìm dấu vết trên cơ thể (máu, nước bọt, tinh dịch,…) và thu dấu vết nếu có.
- Khám quần áo, dấu vết (tùy trường hợp đến sớm hay muộn sẽ do GĐV quyết định): vết rách, vết bẩn, dấu vết sinh học,...
- Xem xét tóc.
- Khám toàn thân về dấu vết của chống cự như vết cào, cắn,... nếu có vết cắn phải mô tả thật kỹ.
1.2. Khám sinh dục
1.2.1. Đối với nam
- Người được giám định nằm trên giường, bàn khám, tư thế sản khoa.
- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông mu, quan sát, tìm kiếm dấu vết lạ.
- Khám dương vật:
+ Xác định thương tích (nếu có).
+ Ghi nhận tình trạng niêm mạc quy đầu.
+ Ghi nhận tình trạng bao quy đầu.
+ Ghi nhận tình trạng dây hãm dương vật.
+ Ghi nhận tình trạng lỗ sáo.
+ Ghi nhận tình trạng rãnh quy đầu.
- Khám bìu: Ghi nhận tình trạng bìu, tinh hoàn.
- Thu mẫu: Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý phết xung quanh quy đầu.
1.2.2. Đối với nữ
- Người được giám định nằm tư thế sản khoa hoặc tư thế chân ếch nằm sấp trên bàn khám. Kiểm tra một cách hệ thống theo thứ tự: mu, mặt trong bẹn, tầng sinh môn, âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo, màng trinh, âm đạo, cổ tử cung, túi cùng,...
- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông, quan sát tìm kiếm các vết thâm tím, vết trầy xước, rách da hoặc dấu vết lạ.
- Khám âm hộ: Tìm các thương tích trên môi lớn, môi bé,…
- Khám màng trinh: Xác định loại màng trinh, đường kính lỗ màng trinh, độ giãn của màng trinh, vị trí vết rách màng trinh, độ sâu của vết rách trên màng trinh, vết rách cũ hay mới.
- Khám âm đạo: Quan sát thành âm đạo, kiểm tra dấu hiệu tổn thương âm đạo, xem có dịch từ âm đạo chảy qua lỗ màng trinh ra ngoài không, tính chất dịch dính vào găng khi khám.
* Lưu ý: Tùy trường hợp mà quyết định có sử dụng mỏ vịt hay không, nếu sử dụng phải lựa chọn kích cỡ phù hợp.
- Dùng tăm bông chuyên dụng lấy dịch âm đạo xét nghiệm tìm tinh trùng, tế bào lạ. Trường hợp cần thiết có thể bơm nước muối sinh lý vào âm đạo rồi hút ra để lấy dịch ly tâm tìm tinh trùng.
1.3. Khám các bộ phận khác
Khám tuần tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, mông, tay, chân. Nếu có tổn thương, thực hiện giám định theo Quy trình giám định tổn thương cơ thể trên người sống (Quy trình 1, mục IV).
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
- Tùy từng trường hợp, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết:
+ Khám chuyên khoa sản (đối với nữ), nam học (đối với nam), các chuyên khoa khác (nếu cần).
+ Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm tinh hoàn.
+ Xét nghiệm HIV, lậu, giang mai, các bệnh lây qua đường tình dục.
+ Xét nghiệm tế bào niêm mạc âm đạo trên phết rãnh quy đầu.
+ Xét nghiệm tinh trùng trong phết âm đạo.
+ Xét nghiệm lông thu được.
+ Xét nghiệm ADN.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Nghiên cứu mẫu vật gửi giám định hoặc thực nghiệm
Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV). Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
5.1. Các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả giám định mẫu vật hoặc kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Tổng hợp kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
5.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định. Trong đó lưu ý những vấn đề sau:
- Kết luận về tình trạng bộ phận sinh dục.
- Kết luận về tình trạng bộ phận khác trên cơ thể.
- Nhận xét, đánh giá các dấu vết, cơ chế, vật gây thương tích và dấu vết sinh học (nếu có).
- Kết luận về bệnh lây truyền qua đường tình dục (nếu có).
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 09 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 9a hoặc 9b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
10. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là trẻ em (cả nữ và nam) bị xâm hại tình dục hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng khám giám định, đảm bảo: Rộng rãi, kín đáo, thân thiện, sạch sẽ, có phương tiện sưởi ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Giường hoặc bàn khám sản khoa.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Đèn rọi để chụp ảnh.
- Đèn UV soi dấu vết (nếu có).
- Dụng cụ khám sản khoa.
- Dụng cụ khám giám định thường quy.
- Cân, thước đo chiều cao, thước dây, mã số kèm thước tỷ lệ.
- Ống nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế.
- Lược, xy lanh.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Găng tay vô khuẩn.
- Gạc vô khuẩn.
- Cồn sát khuẩn.
- Bông thấm nước vô khuẩn.
- Tăm bông vô khuẩn.
- Ống nghiệm vô khuẩn.
- Chất bôi trơn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ, đối tượng giám định, mẫu vật giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan giám định pháp y nếu người được giám định có khám, điều trị tại cơ sở y tế.
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu có).
+ Biên bản niêm phong thu mẫu vật (nếu có).
+ Các tài liệu khác liên quan đến nội dung cần giám định.
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
* Lưu ý: Yêu cầu phải có nhân viên y tế là người cùng giới với trẻ được giám định tham gia hoặc chứng kiến trong quá trình khám giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Tiếp xúc với người được giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.
+ Khám giám định; Lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).
+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Ghi nhận các dấu hiệu bình thường và bất thường vào văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ.
+ Thực hiện hướng dẫn người được giám định, đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp,...
+ Phụ giúp GĐV lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).
+ Chụp ảnh: Ảnh chân dung; ảnh tổn thương: vết bầm, vết sẹo, dấu răng, các biến dạng do thương tích,…; ảnh dấu vết trên bộ phận sinh dục và các nơi khác có tổn thương.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu (nếu cần).
+ Đưa trẻ được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.
+ Bố trí chuyên gia tâm lý trong trường hợp trẻ rối loạn tâm lý không hợp tác.
+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp trẻ nói tiếng dân tộc, trẻ nói tiếng nước ngoài, trẻ khuyết tật (nếu cần).
+ Bố trí người giám hộ trong trường hợp trẻ em phải có người giám hộ theo quy định.
+ Thực hiện các công việc khác nếu cần thiết.
5. Tiếp xúc trẻ cần giám định và gia đình hoặc người giám hộ
- Đối chiếu giấy tờ tùy thân của trẻ hoặc người giám hộ (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).
- Giải thích cho trẻ được giám định và gia đình hoặc người giám hộ (nếu có) về quy trình khám trước khi tiến hành giám định. Đề nghị trẻ và gia đình hoặc người giám hộ (nếu có) phối hợp trong quá trình giám định.
- Trường hợp trẻ được giám định trong tình trạng cần cấp cứu thì GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị và thông báo cho cơ quan trưng cầu đưa trẻ đi cấp cứu, đồng thời có thể phối hợp giám định tại cơ sở y tế.
- Đề nghị đại diện gia đình hoặc người giám hộ chứng kiến trong quá trình khám giám định với trẻ dưới 15 tuổi.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám giám định
1.1. Khám tổng quát
- Khai thác thông tin từ trẻ được giám định, quan sát hành vi, thái độ của trẻ khi nhắc đến bố mẹ hoặc người thân, sử dụng các câu hỏi dễ hiểu, tránh gây cho trẻ xúc động gợi lại ký ức bị hoặc hình ảnh bị xâm hại tình dục; không hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi.
+ Nếu là trẻ em dưới 15 tuổi có thể hỏi thêm người giám hộ về tình hình sự việc.
- Khai thác thông tin về sự thay đổi trong ăn uống, ngủ, sinh hoạt của trẻ, sử dụng chất kích thích,...
- Đánh giá tình trạng tinh thần: tỉnh, mệt mỏi, hoảng loạn,... có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.
- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy,...).
- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.
- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.
- Quan sát đánh giá sự phát triển cơ thể, ghi nhận những dấu vết thương tích trên cơ thể (nếu có).
- Các trường hợp đến sớm có thể dùng đèn UV soi tìm dấu vết trên cơ thể (máu, nước bọt, tinh dịch,…) và thu dấu vết nếu có.
1.2. Khám miệng, hầu họng
- Quan sát đánh giá môi, miệng, niêm mạc má. Tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương vùng môi, miệng.
- Khám răng, lưỡi, khoang miệng.
+ Chú ý dấu hiệu phù nề, sung huyết vùng hầu họng.
+ Tùy tình trạng, thời gian xảy ra, trong trường hợp trước 24 giờ có thể cho súc miệng bằng nước muối sinh lý, thu và ly tâm tìm tinh trùng.
1.3. Khám sinh dục
1.3.1. Đối với trẻ em nữ
- Trẻ nằm tư thế sản khoa hoặc tư thế chân ếch nằm sấp trên bàn khám. Kiểm tra một cách hệ thống theo thứ tự: mu, mặt trong bẹn, tầng sinh môn, âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo, màng trinh, âm đạo, cổ tử cung, túi cùng.
- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông mu, quan sát tìm kiếm các vết thâm tím, vết trầy xước, rách da hoặc dấu vết lạ.
- Khám âm hộ:
+ Tìm các thương tích trên môi lớn, môi bé,…
+ Tìm dấu hiệu nhiễm trùng: vết loét, dịch mủ, mụn rộp,...
- Khám màng trinh: Xác định loại màng trinh, đường kính lỗ màng trinh, độ giãn của màng trinh, vị trí vết rách màng trinh, độ sâu của vết rách trên màng trinh, vết rách cũ hay mới (ghi nhận tổn thương màng trinh theo vị trí đánh số chiều thuận kim đồng hồ).
- Khám âm đạo:
+ Quan sát thành âm đạo, kiểm tra dấu hiệu tổn thương âm đạo, xem có dịch từ âm đạo chảy qua lỗ màng trinh ra ngoài không, tính chất dịch dính vào găng khi khám.
+ Kiểm tra cổ tử cung, túi cùng sau tử cung và niêm mạc âm đạo để xem có sang chấn, chảy máu hoặc dấu hiệu nhiễm trùng không (nếu cần).
- Dùng tăm bông chuyên dụng lấy dịch âm đạo xét nghiệm tìm tinh trùng, tế bào lạ. Trường hợp cần thiết có thể bơm nước muối sinh lý vào âm đạo rồi hút ra để lấy dịch ly tâm tìm tinh trùng.
- Khám vú: Quan sát bầu vú, quầng vú, núm vú xác định tổn thương, tìm kiếm dấu vết bất thường, lấy mẫu xét nghiệm (nếu có).
* Lưu ý:
- Chỉ sử dụng mỏ vịt để khám trong trường hợp thật cần thiết, nếu sử dụng phải lựa chọn kích cỡ phù hợp, động tác nhẹ nhàng, chú ý bôi trơn mỏ vịt trước khi khám.
- Không nên khám bằng soi đầu dò hoặc đưa ngón tay vào lỗ âm đạo để đánh giá kích cỡ.
- Không dùng mỏ vịt khi khám trẻ em nữ chưa dậy thì để tránh gây đau đớn và tổn thương.
1.3.2. Đối với trẻ em nam
- Trẻ nằm trên giường hoặc bàn khám, tư thế sản khoa.
- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông mu, quan sát, tìm kiếm dấu vết lạ.
- Khám dương vật:
+ Xác định thương tích (nếu có).
+ Ghi nhận tình trạng niêm mạc quy đầu.
+ Ghi nhận tình trạng bao quy đầu.
+ Ghi nhận tình trạng dây hãm dương vật.
+ Ghi nhận tình trạng lỗ sáo.
+ Ghi nhận tình trạng rãnh quy đầu.
- Khám bìu: Ghi nhận tình trạng bìu, tinh hoàn.
- Thu mẫu: Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý phết xung quanh quy đầu.
1.4. Khám hậu môn, trực tràng
- Quan sát, ghi nhận tình trạng hậu môn, các nếp gấp hậu môn (nứt, chảy máu, giãn,...), phản xạ co giãn hậu môn,…
- Xem xét các dấu hiệu tổn thương hậu môn. Thăm khám trực tràng tìm tổn thương (nếu cần).
* Lưu ý: Khám hậu môn cho trẻ em nên khám ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên. Tránh tư thế đầu gối sát ngực vì đây là tư thế kẻ tấn công tình dục thường làm.
1.5. Khám các bộ phận khác
- Khám tuần tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng lưng, chân tay. Chú ý các vùng nhạy cảm, dấu vết chống đỡ của nạn nhân,…
- Nếu có tổn thương, thực hiện giám định theo Quy trình giám định tổn thương cơ thể trên người sống (Quy trình 1, mục IV).
2. Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng
- Tùy từng trường hợp, GĐV chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết.
+ Khám chuyên khoa sản, nhi,...
+ Khám chuyên khoa tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt,...
+ Siêu âm ổ bụng tổng quát; siêu âm buồng trứng, tử cung đối với nữ; siêu âm bìu đối với nam (trong trường hợp nghi ngờ có chấn thương hoặc kiểm tra sự có thai).
+ Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác trong trường hợp nghi ngờ các tổn thương bộ phận kèm theo: nghi ngờ gẫy xương, chấn thương ổ bụng,...
+ Xét nghiệm đánh giá sự có thai.
+ Xét nghiệm nồng độ cồn, ma túy, các chất kích thích: có thể lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm độc chất (xem trẻ bị xâm hại có chất ma tuý, thuốc,... không).
+ Xét nghiệm HIV, lậu, giang mai, chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
+ Xét nghiệm tinh trùng từ dịch trong âm đạo, trong nước súc miệng, trong phết hầu họng.
+ Xét nghiệm ADN trên các mẫu vật thu được từ cơ thể của trẻ được giám định hoặc tại địa điểm xảy ra vụ việc (nếu cơ quan trưng cầu cung cấp). Mẫu có thể bao gồm đất có dính máu, tinh trùng, nước bọt hoặc các mẫu vật khác từ nghi phạm (quần áo, băng vệ sinh, khăn tay, bao cao su,...), cũng như mẫu thu từ các vết cắn, dấu vết tinh trùng, từ miệng các vết thương có liên quan, trên móng tay và vết cào da. Trong trường hợp này, cần lấy mẫu máu của trẻ được giám định để phân biệt ADN của nạn nhân với ADN lạ tìm thấy.
+ Xét nghiệm tìm tế bào niêm mạc âm đạo trên phết rãnh quy đầu (nếu là trẻ nam).
+ Xét nghiệm mẫu lông, tóc thu được trên quần áo hoặc cơ thể trẻ (nếu tím thấy các mẩu tóc/lông lạ trên quần áo hoặc cơ thể của trẻ). Có thể lấy mẫu tóc hoặc lông mu của trẻ để so sánh.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết:
4. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm
Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV). Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
5.1. Các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định, kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng.
- Tổng hợp kết quả giám định mẫu vật, thực nghiệm, kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
5.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời nội dung các câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định. Trong đó lưu ý những nội dung sau:
- Kết luận về tình trạng tổn thương bộ phận sinh dục (âm hộ, màng trinh, âm đạo,…).
- Kết luận về tình trạng tổn thương bộ phận khác trên cơ thể và xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có tổn thương).
- Nhận xét, đánh giá các dấu vết tổn thương, cơ chế, vật gây thương tích và dấu vết sinh học (nếu có).
- Kết luận về sự có thai, tình trạng bệnh lây truyền qua đường tình dục,…(nếu có).
- Có thể đề nghị cơ quan trưng cầu, gia đình đưa trẻ đi điều trị tổn thương và điều trị tâm lý hoặc giám định tâm thần (nếu thấy cần thiết).
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 10 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 10a hoặc 10b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
11. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VẬT GÂY THƯƠNG TÍCH
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là các mẫu vật được trưng cầu/yêu cầu giám định để xác định vật gây thương tích.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
- Phòng để nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, mẫu vật.
- Khu vực giao, nhận, bảo quản, lưu mẫu vật giám định.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Cân, thước dây, thước tỷ lệ, đèn soi, đèn đọc phim X quang.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Găng tay, quần áo bảo hộ, dung dịch sát khuẩn.
- Các thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và mẫu vật
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, hồ sơ giám định và mẫu vật giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan giám định (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu cần).
+ Biên bản niêm phong thu mẫu vật.
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định (nếu có).
- Mẫu vật giám định.
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Giám định mẫu vật.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức thực nghiệm, hội chẩn, hoặc xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm, hội chẩn,... (nếu có) đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị giám định.
+ Chụp ảnh mẫu vật giám định.
+ Phụ giúp GĐV tiến hành thực nghiệm, chụp ảnh thực nghiệm (nếu có).
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận mẫu vật giám định bàn giao từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định. Mở niêm phong, lập biên bản theo quy định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu, đưa người bị thương tích đến khám trong trường hợp cần thiết.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Nghiên cứu mẫu vật
- Quan sát, phân loại mẫu vật.
- Đánh giá tổng thể mẫu vật, đo kích thước (chiều dài, chiều rộng, độ cao, độ dày,...), cân từng mẫu vật.
- Mô tả đặc điểm, tính chất của mẫu vật: Vật cứng, vật tày, vật sắc, vật có cạnh, hỗn hợp,...
- Tìm kiếm dấu hiệu, đặc tính gây thương tích của mẫu vật.
- Đối chiếu mẫu vật với thương tích được ghi nhận qua hồ sơ, tài liệu, trong trường hợp cần thiết có thể đối chiếu trực tiếp trên cơ thể người bị thương tích.
- Đối chiếu sự tương quan của các đặc điểm thương tích với mẫu vật.
+ Bờ mép vết thương.
+ Chiều dài vết thương.
+ Chiều rộng vết thương.
+ Chiều sâu vết thương.
+ Trọng lượng của mẫu vật so với thương tích.
+ Các đặc điểm khác giữa mẫu vật và thương tích.
- Lựa chọn xác định sự phù hợp của vật gây thương tích trong trường hợp có nhiều mẫu vật được gửi đến giám định.
2. Thực nghiệm, hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
- Trong trường hợp cần thiết, GĐV đề xuất với thủ trưởng cơ quan giám định tiến hành thực nghiệm, hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia.
+ Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu.
+ Căn cứ vào vị trí tổn thương.
+ Căn cứ vào tính chất tổn thương.
+ Chọn mẫu vật.
+ Chọn mẫu thực nghiệm phù hợp.
+ Chụp ảnh (có thể ghi hình nếu cần), lập biên bản quá trình thực nghiệm, kết quả thực nghiệm.
3. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
3.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu mẫu vật.
- Kết quả thực nghiệm, kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
3.2. Kết luận
- Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời nội dung các câu hỏi trong quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 11 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 11a hoặc 11b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
12. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỔN THƯƠNG CƠ THỂ QUA HỒ SƠ
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Các trường hợp được trưng cầu/yêu cầu giám định tổn thương cơ thể qua hồ sơ theo quy định.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng để nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, có các trang thiết bị cần thiết để thực hiện giám định qua hồ sơ.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình để ghi nhận hình ảnh mẫu vật, thương tích trong hồ sơ.
- Hệ thống bàn, ghế, máy tính, máy in, máy scan, máy in màu để soạn thảo văn bản, kết luận giám định.
- Các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ, mẫu vật giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ, mẫu vật giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến thương tích cần giám định (bệnh án, sổ khám bệnh, giấy chứng nhận thương tích, phim chụp,...) đối với trường hợp có khám, điều trị tại cơ sở y tế.
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản xem xét dấu vết thân thể (nếu có).
+ Kết luận giám định tử thi, bản ảnh khám nghiệm, biên bản khám nghiệm tử thi đối với trường hợp đã giám định tử thi.
+ Các biên bản ghi lời khai, biên bản xác minh, biên bản làm việc liên quan vụ việc (nếu cần).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức thực nghiệm, hội chẩn (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả giám định, thực nghiệm, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV giám sát, phối hợp với nhau trong quá trình giám định, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị giám định.
+ Phụ giúp GĐV thực hiện hội chẩn, thực nghiệm, chụp ảnh thực nghiệm (nếu có).
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận Quyết định trưng cầu, hồ sơ giám định, mẫu vật giám định (nếu có) bàn giao từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Chứng kiến mở niêm phong các mẫu vật được gửi giám định (nếu có).
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
- Nghiên cứu nội dung, yêu cầu giám định trong Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Nghiên cứu các hồ sơ y tế liên quan đến nội dung cần giám định: các thương tích được ghi nhận ban đầu (vị trí, kích thước, số lượng, tính chất,…), kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị (phẫu thuật, cố định xương,…).
- Nghiên cứu các bản ảnh, kết luận giám định trước (nếu có).
- Nghiên cứu các biên bản ghi lời khai, biên bản xác minh, biên bản làm việc liên quan vụ việc (nếu cần).
- Nghiên cứu các tài liệu khác có liên quan (nếu có): Ảnh chụp thương tích, ảnh chụp hiện trường,...
2. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm
- Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV).
- Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo thủ trưởng đơn vị để tiến hành thực nghiệm. Thủ trưởng cơ quan giám định chỉ định người chủ trì thực nghiệm.
3. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
4. Tổng hợp, đánh giá kết quả và kết luận giám định
4.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm (nếu có).
- Tổng hợp kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Các kết quả khác (nếu có).
4.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 12 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 12a hoặc 12b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
13. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỬ THI QUA HỒ SƠ
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là hồ sơ liên quan đến tử thi để xác định nguyên nhân chết, thời gian chết, vật gây thương tích, cơ chế hình thành thương tích,…
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng giám định để nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, có các trang thiết bị để thực hiện giám định qua hồ sơ.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Máy quay phim (trong trường hợp cần thiết).
- Kính lúp.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Băng keo trong lấy dấu vết.
- Băng keo niêm phong mẫu, hồ sơ.
- Xà phòng, cồn sát khuẩn.
- Phương tiện ghi chép, thước tỷ lệ, mã số.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Các vật tư cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, hồ sơ, mẫu vật
- Bộ phận được phân công tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, hồ sơ, mẫu vật giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến tử thi cần giám định (nếu có): bệnh án, sổ khám bệnh, giấy chứng nhận thương tích, phim chụp,...
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Kết luận giám định pháp y tử thi, biên bản khám nghiệm tử thi hoặc một phần tử thi, bản ảnh giám định tử thi đối với trường hợp đã giám định tử thi.
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh hiện trường (nếu cần).
+ Kết quả các xét nghiệm bổ sung, giám định khác: Độc chất, ADN, mô bệnh học... (nếu có); mẫu, tiêu bản mô bệnh học (nếu cần).
+ Các biên bản ghi lời khai, biên bản xác minh, biên bản làm việc liên quan vụ việc (nếu cần).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại k
hoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị giám định.
+ Tham gia khám nghiệm hiện trường, tiến hành thực nghiệm (nếu cần).
+ Chỉ định các xét nghiệm bổ sung (nếu cần).
+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ,...
+ Đo, chụp ảnh mẫu vật,... (nếu có).
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn,...
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi hoàn thành giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định
- Tiếp nhận Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, hồ sơ, mẫu vật gửi giám định (nếu có).
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:
+ Chứng kiến mở niêm phong các mẫu vật được niêm phong gửi kèm Quyết định trưng cầu giám định (nếu có).
+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu cần).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
- Nghiên cứu nội dung, yêu cầu giám định trong Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Căn cứ vào nội dung trưng cầu/yêu cầu giám định và hồ sơ được cung cấp, GĐV nghiên cứu các tài liệu sau:
+ Các hồ sơ y tế liên quan đến nội dung cần giám định: Bệnh án, sổ khám bệnh, giấy chứng nhận thương tích,... ghi nhận kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị,...
+ Các bản ảnh, kết luận giám định trước (đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại).
+ Kết luận giám định pháp y tử thi, biên bản khám nghiệm tử thi hoặc một phần tử thi, bản ảnh giám định pháp y tử thi (đối với trường hợp đã giám định pháp y tử thi).
+ Kết quả các xét nghiệm bổ sung, giám định khác: Độc chất, ADN, mô bệnh học,... (nếu có).
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh hiện trường (nếu cần).
+ Các biên bản ghi lời khai, biên bản xác minh, biên bản làm việc liên quan vụ việc (nếu cần).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định (nếu cần).
2. Xét nghiệm bổ sung
Tùy từng trường hợp, GĐV có thể chỉ định xét nghiệm bổ sung (xét nghiệm lại mô bệnh học,...).
3. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm
- Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV).
- Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo thủ trưởng đơn vị để tiến hành thực nghiệm. Thủ trưởng cơ quan giám định chỉ định người chủ trì thực nghiệm.
+ Căn cứ vào hồ sơ.
+ Căn cứ vào vị trí tổn thương.
+ Căn cứ vào tính chất tổn thương.
+ Chọn mẫu vật.
+ Chọn mẫu thực nghiệm cho phù hợp.
+ Quay phim, chụp ảnh quá trình thực nghiệm.
+ Lập biên bản thực nghiệm.
+ Bản kết luận thực nghiệm.
4. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
5. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
5.1. Các kết quả chính
- Kết quả nghiên cứu hồ sơ.
- Kết quả xét nghiệm, giám định bổ sung (nếu có).
- Kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm giám định (nếu có).
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả thực nghiệm hiện trường, bản ảnh hiện trường (nếu có).
- Kết quả khác.
5.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 13 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 13a hoặc 13b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
14. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỬ THI
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là tử thi hoặc phần cơ thể người.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Địa điểm giám định
Địa điểm khám nghiệm tử thi đảm bảo an toàn, đủ ánh sáng, nước và đảm bảo vệ sinh.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bộ dụng cụ khám tử thi.
- Máy cưa sọ.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Máy quay phim (trong trường hợp cần thiết).
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ
- Bông hoặc khăn thấm nước.
- Băng keo trong lấy dấu vết.
- Băng keo niêm phong mẫu.
- Xà phòng, cồn sát khuẩn.
- Dụng cụ lấy mẫu và lưu mẫu bệnh phẩm.
- Hóa chất bảo quản mẫu.
- Kim, chỉ khâu.
- Thước tỷ lệ, mã số.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo quy định theo tính chất từng vụ việc: Quần áo phòng hộ, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, kính,…
- Các vật tư cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận thông tin và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan giám định pháp y (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Làm việc với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư,... cho cuộc khám nghiệm.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm.
+ Chụp ảnh, ghi chép các dấu hiệu trên tử thi trong quá trình khám nghiệm vào văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Trực tiếp thực hiện phẫu tích (nếu cần thiết).
+ Chỉ định các xét nghiệm bổ sung, giám định khác.
+ Cùng với Hội đồng khám nghiệm hoàn thiện biên bản khám nghiệm tử thi.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Đề nghị, tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc xin ý kiến chuyên gia nếu cần.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV phối hợp với nhau trong quá trình giám định, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, phương tiện bảo hộ.
+ Thực hiện mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của GĐV.
+ Vệ sinh sơ bộ, khâu vết mổ tử thi trước khi trả lại tử thi cho cơ quan trưng cầu.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn,...
+ Bàn giao mẫu xét nghiệm (trong trường hợp cơ quan trưng cầu gửi mẫu xét nghiệm) hoặc lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi bàn giao cho các cơ sở xét nghiệm.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi đã hoàn thành giám định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám nghiệm.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu giám định
- Tham gia hội đồng khám nghiệm.
- Nghe báo cáo ban đầu liên quan đến khám nghiệm.
- Đề xuất thành phần chứng kiến.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu giám định:
+ Cung cấp thêm thông tin, hồ sơ cần thiết.
+ Bố trí địa điểm khám nghiệm tử thi.
+ Đảm bảo an toàn cho những người tham gia giám định, tránh tác hại của môi trường, tránh lây nhiễm, ô nhiễm,...
+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp cần thiết.
+ Gửi mẫu đi làm các xét nghiệm bổ sung, giám định khác theo chỉ định của GĐV, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
- Phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh.
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám nghiệm
- Nguyên tắc: Khám từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong.
- Tùy theo nội dung quyết định trưng cầu mà GĐV thực hiện khám nghiệm bên ngoài, khám nghiệm từng phần hay toàn bộ tử thi.
1.1. Khám ngoài
1.1.1. Nhận dạng tử thi
- Mô tả tư thế tử thi.
- Mô tả sự liên quan giữa tử thi và hiện trường (nếu khám nghiệm ở hiện trường).
- Mô tả đặc điểm trang phục: Màu sắc, cũ mới, kiểu quần áo, nhãn hiệu quần áo,... Dấu vết trên quần áo.
- Mô tả các vật dụng, tư trang, giấy tờ của nạn nhân; vị trí của tư trang trên tử thi, tại hiện trường,...
- Xác định giới tính tử thi.
- Đánh giá tình trạng tử thi: Thể trạng (cao, thấp, gầy, béo,...); lạnh tử thi; đo thân nhiệt tử thi (nếu cần thiết).
- Đánh giá tình trạng cứng tử thi, hoen tử thi (đặc điểm, vị trí, mức độ, giai đoạn); tình trạng phân hủy tử thi.
- Mô tả tóc: Độ dài, thẳng quăn, màu tóc.
- Mô tả mắt, lông mày, tai, mũi, miệng, cằm.
- Mô tả đặc điểm răng: Răng thật, răng giả, loại răng giả,…
- Mô tả các vết sẹo, các vết xăm, các dị tật, dị dạng (nếu có),…
1.1.2. Kiểm tra, đánh giá bên ngoài tử thi
- Kiểm tra và mô tả đầu, mặt, mắt (niêm mạc mắt, kết mạc, đồng tử), lỗ tai, lỗ mũi, miệng, cổ, toàn thân, các chi theo nguyên tắc từ trước ra sau, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mô tả các đặc điểm tổn thương về vị trí, kích thước, màu sắc, tính chất tùy theo loại hình,...
- Kiểm tra vùng cổ: Mô tả các dấu vết tổn thương, đặc điểm, tính chất.
- Kiểm tra vùng ngực, bụng, lưng, mông: Mô tả các dấu vết tổn thương, đặc điểm, tính chất.
- Kiểm tra, đánh giá tay, chân: Lòng bàn tay, bàn chân, móng tay, móng chân, nếp bẹn,...
- Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, hậu môn.
1.2. Khám trong
1.2.1. Đầu:
- Đánh giá tình trạng da, cơ vùng đầu (bình thường, tụ máu,…).
- Đánh giá tình trạng xương sọ (bình thường, dị tật, vỡ xương,...).
- Đánh giá tình trạng não: Màng não, nhu mô não, tiểu não, cầu não, hành não, các não thất, hệ mạch máu não,…
1.2.2. Cổ:
- Kiểm tra đánh giá tổ chức phần mềm dưới da, cơ.
- Kiểm tra đánh giá lưỡi, cuống lưỡi, thành sau họng.
- Kiểm tra đánh giá xương móng, sụn giáp, sụn nhẫn, tuyến giáp.
- Kiểm tra, đánh giá khí quản.
- Kiểm tra đánh giá bó mạch cảnh hai bên.
- Kiểm tra đánh giá cột sống cổ.
1.2.3. Ngực:
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng tổ chức dưới da, cơ thành ngực.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng hệ thống xương sườn, xương ức, tuyến ức.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng hố ngực, màng phổi, dịch màng phổi.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng phổi: Bề mặt phổi, diện cắt, mật độ nhu mô phổi, lòng khí phế quản, các mạch máu ở phổi.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng tim: Màng ngoài tim, lượng dịch khoang màng ngoài tim, hình thể, kích thước tim, bề mặt tim, các thành tim, cơ tim, cột cơ, dây chằng, van tim, buồng tim, tình trạng các mạch vành, lòng các gốc động mạch, tĩnh mạch buồng tim.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng cơ hoành.
- Kiểm tra, đánh giá cột sống ngực.
1.2.4. Bụng:
- Kiểm tra, đánh giá da, tổ chức dưới da, cơ thành bụng, tình trạng ổ bụng, mạc nối, các tạng trong ổ bụng: gan, túi mật, đường mật; lách, tụy, dạ dày và chất chứa trong dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, thận và thượng thận, bàng quang.
- Kiểm tra, đánh giá âm đạo, tử cung, buồng trứng (đối với nữ).
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng các mạch máu ở bụng.
- Kiểm tra, đánh giá khung chậu.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng cột sống thắt lưng.
1.2.5. Tay, chân:
Các tổn thương rách da, bầm tụ máu dưới da, gãy xương để xác định tổn thương có trước chết hay sau chết (GĐV cần rạch bộc lộ tổn thương để đánh giá).
2. Thu mẫu, chỉ định xét nghiệm bổ sung/giám định khác
- Tùy từng trường hợp, GĐV quyết định việc thu mẫu và chỉ định xét nghiệm bổ sung/giám định khác phù hợp:
+ Thu mẫu tại các vị trí nghi ngờ tổn thương để làm xét nghiệm/giám định mô bệnh học.
+ Thu phủ tạng và máu, chất chứa trong dạ dày, nước tiểu, phân để làm xét nghiệm/giám định độc chất, xét nghiệm vi sinh,…
+ Thu mẫu máu để làm xét nghiệm nhóm máu, bệnh truyền nhiễm.
+ Thu chất dịch âm đạo để làm xét nghiệm tinh trùng, xét nghiệm/giám định ADN, xét nghiệm bệnh truyền nhiễm,...
+ Thu mẫu dấu vết ở tay qua băng dính, cắt móng tay.
+ Thu mẫu làm các xét nghiệm khác (nếu cần).
- Niêm phong, bảo quản, bàn giao mẫu theo quy định.
3. Kết thúc khám nghiệm
- Khâu vết mổ và các vết thương nếu có.
- Vệ sinh sơ bộ tử thi.
- Họp hội đồng khám nghiệm giải quyết các yêu cầu của giám định (nếu cần).
- Sau khi khám nghiệm tử thi cần có đánh giá, nhận định sơ bộ.
4. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm
- Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV).
- Trường hợp cần thiết, GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Khám nghiệm hiện trường
Trong trường hợp cần thiết, GĐV có thể đề nghị được tham gia khám nghiệm hiện trường hoặc nghiên cứu hiện trường.
6. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
7. Tổng hợp, đánh giá kết quả và kết luận giám định
7.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Kết quả khám nghiệm tử thi.
- Kết quả xét nghiệm bổ sung, giám định khác: mô bệnh học, độc chất, ADN...
- Kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khám nghiệm hiện trường (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
7.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời nội dung các câu hỏi theo quyết định trưng cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 14 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 14a hoặc 14b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
- Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
15. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỬ THI
TRONG THIÊN TAI, THẢM HỌA
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là tử thi, hài cốt hoặc phần cơ thể người trong thiên tai, thảm họa.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Địa điểm giám định
- Địa điểm khám nghiệm tử thi đảm bảo an toàn, đủ ánh sáng, nước và đảm bảo vệ sinh, thông thoáng.
- Phòng để nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, đặt các trang thiết bị cần thiết để phục vụ giám định.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
- Máy chụp X quang cầm tay (nếu có).
- Bộ dụng cụ mổ tử thi, máy cưa sọ.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Máy quay phim (nếu có).
- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, bộ đàm, thiết bị kết nối internet,…
- Trang thiết bị văn phòng: Máy tính, thiết bị nhập dữ liệu,…
- Trang thiết bị bảo quản tử thi trong trường hợp khám nghiệm lâu dài: Xe lạnh, nhà xác,...
- Hồ sơ nhận dạng, hồ sơ theo dõi.
- Các trang thiết bị cần thiết khác.
2.2. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Thước dây, thước nhân trắc, thước tỷ lệ, mã số.
- Túi đựng tử thi, hệ thống đánh số duy nhất, bút viết không thấm nước.
- Bông thấm nước.
- Xà phòng, cồn sát trùng.
- Dụng cụ lấy, đựng mẫu bệnh phẩm và lưu giữ mẫu bệnh phẩm.
- Hóa chất bảo quản mẫu.
- Kim, chỉ khâu.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo quy định theo từng tính chất vụ việc: quần áo phòng hộ, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, kính,…
- Các dụng cụ, vật tư cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu, hồ sơ giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, hồ sơ, mẫu vật (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến giám định:
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Các hồ sơ y tế có liên quan giám định pháp y (nếu có).
+ Các biên bản ghi lời khai, thông tin về nhận dạng trước chết (nếu có).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định (nếu có).
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Làm việc với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị giám định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự khám nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm.
+ Chụp ảnh, ghi chép các dấu hiệu trên đối tượng giám định trong quá trình khám nghiệm vào văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Trực tiếp thực hiện phẫu tích (nếu cần).
+ Chỉ định các xét nghiệm bổ sung, giám định khác.
+ Cùng với Hội đồng khám nghiệm hoàn thiện biên bản khám nghiệm tử thi.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Đề nghị, tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc xin ý kiến chuyên gia nếu cần.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn, ý kiến chuyên gia,... (nếu có), đưa ra kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV phối hợp với nhau trong quá trình giám định, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, phương tiện bảo hộ.
+ Thực hiện mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của GĐV.
+ Vệ sinh sơ bộ, khâu vết mổ tử thi trước khi trả lại tử thi cho cơ quan trưng cầu.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn, ý kiến chuyên gia,... (nếu có).
+ Bàn giao mẫu xét nghiệm (trong trường hợp cơ quan trưng cầu gửi mẫu xét nghiệm) hoặc lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi bàn giao cho các cơ sở xét nghiệm.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi đã hoàn thành giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu
- Tham gia hội đồng khám nghiệm.
- Nghe báo cáo ban đầu liên quan đến khám nghiệm.
- Tham gia kế hoạch khám nghiệm.
- Đề xuất thành phần chứng kiến.
- Hướng dẫn cho những người tham gia khám nghiệm (nếu cần).
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu giám định:
+ Cung cấp thêm thông tin, hồ sơ (nếu cần).
+ Bố trí địa điểm khám nghiệm, nơi lưu trữ tử thi,...
+ Đảm bảo an toàn cho những người tham gia giám định, tránh tác hại của môi trường, tránh lây nhiễm, ô nhiễm,...
+ Bố trí các chuyên gia khác tham gia quá trình khám nghiệm: Chuyên gia sinh học, chuyên gia bom mìn,... trong trường hợp cần thiết.
+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp cần thiết.
+ Gửi mẫu làm các xét nghiệm bổ sung, giám định khác khi có chỉ định.
- Phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh (nếu có).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám nghiệm
1.1. Phân loại tử thi
- Ghi chú các dữ liệu khi nhận tử thi: Ngày, giờ, đánh số thứ tự từ hiện trường.
- Lập thành gói dữ liệu về nạn nhân: Khu vực phát hiện nạn nhân, hiện trường, tình trạng tử thi.
- Phân loại tử thi để xác định liệu nạn nhân có cần phải qua các bước giám định/xét nghiệm ADN.
1.2. Khám nghiệm và nhận dạng nạn nhân
- Khám nghiệm toàn bộ hay một phần cơ thể phụ thuộc vào tính chất thảm họa (thảm họa tự nhiên hay đánh bom khủng bố, tai nạn hàng không...), có xác định được cách thức chết không, yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định.
1.2.1. Khám ngoài
- Mô tả và chụp ảnh các vật dụng cá nhân: Quần áo, dày dép, mũ, tư trang, giấy tờ tùy thân, nhãn hiệu quần áo,…
- Lấy dấu vân tay nạn nhân.
- Đầu: Mô tả tóc như độ dài, thẳng, quăn, màu tóc.
- Kiểm tra bản răng (nếu cần thiết), ghi lại biểu đồ răng,...
- Mô tả các đặc điểm vết sẹo, hình xăm, các dị tật, thương tích.
- Mô tả giới tính.
1.2.2. Khám trong
- Mô tả đặc điểm tổn thương các tạng trong cơ thể.
- Mô tả bản răng.
- Mô tả các số hiệu trên thiết bị y tế cài đặt trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, nẹp vít, chân, tay giả,...
- Mô tả cơ quan sinh dục để xác định giới tính: tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, tinh hoàn.
- Thu mẫu làm các xét nghiệm/giám định ADN, độc chất,...
- Giám định theo Quy trình giám định hài cốt (Quy trình 16, mục IV) nếu tử thi đã phân hủy không thể giám định bằng phương pháp giám định tử thi.
2. Thu mẫu, chỉ định xét nghiệm bổ sung/giám định khác
- Tùy từng trường hợp, GĐV quyết định việc thu mẫu và chỉ định xét nghiệm bổ sung/giám định khác phù hợp:
+ Thu mẫu tại các vị trí nghi ngờ tổn thương làm xét nghiệm/giám định mô bệnh học.
+ Thu mẫu phủ tạng và máu, chất chứa trong dạ dày, nước tiểu, phân để làm xét nghiệm/giám định độc chất, xét nghiệm vi sinh,…
+ Thu mẫu làm xét nghiệm/giám định ADN nếu không nhận dạng được nạn nhân hoặc chỉ còn bộ phận cơ thể.
- Niêm phong, bảo quản, bàn giao mẫu theo quy định.
3. Kết thúc khám nghiệm
- Phục hồi tử thi nếu có thương tích.
- Khâu vết mổ.
- Vệ sinh sơ bộ tử thi.
- Họp hội đồng khám nghiệm giải quyết các yêu cầu của giám định (nếu cần).
- Sau khi khám nghiệm cần có đánh giá, nhận định sơ bộ.
4. Nghiên cứu mẫu vật gửi giám định, thực nghiệm
Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV). Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Khám nghiệm hiện trường
Trong trường hợp cần thiết, GĐV có thể đề nghị được tham gia khám nghiệm hoặc nghiên cứu hiện trường.
6. Đối chiếu thông tin
Đối chiếu thông tin trước và sau khi chết của nạn nhân (nếu có): So sánh, đối chiếu các thông tin về nạn nhân trước khi chết do cơ quan trưng cầu, thân nhân của nạn nhân hoặc các cơ quan có liên quan cung cấp (tuổi, giới, tầm vóc, chiều cao, trang phục, đặc điểm nhận dạng, tài liệu y tế, kết quả ADN,...) với thông tin thu được sau khi giám định.
7. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
8. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
8.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Kết quả khám nghiệm.
- Kết quả xét nghiệm bổ sung, giám định khác: Mô bệnh học, độc chất, ADN,...
- Kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khám nghiệm hiện trường (nếu có).
- Thông tin nhận dạng trước chết (nếu có).
- Các kết quả khác (nếu có).
8.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời nội dung các câu hỏi theo quyết định trưng cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 14 Phụ lục 2 trong trường hợp đối tượng giám định là tử thi hoặc phần cơ thể người. Mẫu số 15 Phụ lục 2 trong trường hợp đối tượng giám định là hài cốt).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 14a hoặc 14b Phụ lục 3 trong trường hợp đối tượng giám định là tử thi hoặc phần cơ thể người. Mẫu số 15a hoặc 15b Phụ lục 3 trong trường hợp đối tượng giám định là hài cốt).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
16. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH HÀI CỐT
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng được giám định là hài cốt.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Địa điểm giám định
- Địa điểm khám nghiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh, nước và đủ ánh sáng.
- Phòng để nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, mẫu vật, có các trang thiết bị cần thiết để thực hiện giám định.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bộ dụng cụ đo xương: Cân, thước đo, thước dây, thước tỷ lệ, thước đo nhân trắc,…
- Máy ảnh hoặc thiết bị ghi hình.
- Máy quay phim (nếu có).
- Đèn rọi để chụp ảnh.
- Đèn đọc phim X-quang.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Gạc, bông thấm nước.
- Cồn sát khuẩn.
- Dụng cụ lấy mẫu và lưu mẫu.
- Thước tỷ lệ, mã số.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo quy định tùy theo tính chất từng vụ việc: Quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, kính,…
- Các vật tư cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận thông tin, lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ giám định và đối tượng giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có).
+ Bản ảnh hiện trường, bản ảnh khám nghiệm tử thi (nếu có).
+ Các biên bản ghi lời khai (nếu có).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định (nếu có).
- Mẫu vật giám định (nếu có).
- Đối tượng giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Làm việc với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự thao tác xương, lấy mẫu xét nghiệm.
+ Chụp ảnh, ghi chép các dấu hiệu trong quá trình khám nghiệm vào văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Thực hiện đo, đánh giá trên xương.
+ Chỉ định các xét nghiệm bổ sung, giám định khác.
+ Cùng với Hội đồng khám nghiệm hoàn thiện biên bản khám nghiệm.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Đề nghị, tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc xin ý kiến chuyên gia nếu cần.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn, ý kiến chuyên gia,... đưa ra kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV phối hợp với nhau trong quá trình giám định, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.
+ Vệ sinh xương trước khi giám định.
+ Phụ giúp GĐV sắp xếp hài cốt, lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của GĐV.
+ Vệ sinh sơ bộ, đóng gói trước khi bàn giao.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn, ý kiến chuyên gia,...
+ Bàn giao mẫu xét nghiệm (trong trường hợp cơ quan trưng cầu gửi mẫu xét nghiệm) hoặc lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi bàn giao cho các cơ sở xét nghiệm.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi hoàn thành giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành giám định.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu giám định
- Nhận đối tượng giám định, làm thủ tục giao nhận đối tượng giám định theo quy định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu giám định:
+ Cung cấp thêm thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết.
+ Gửi mẫu đi làm các xét nghiệm bổ sung, giám định khác theo chỉ định của GĐV, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định nếu cần thiết.
- Phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Đánh giá sơ bộ
- Vệ sinh, làm sạch xương.
- Xác định xương người hay xương động vật.
- Xác định xương của một người hay nhiều người, nam hay nữ.
- Sắp xếp bộ xương theo giải phẫu.
2. Khám nghiệm hài cốt
- Phân biệt xương người và xương động vật, căn cứ:
+ Hình thái xương sọ.
+ Hình thái xương mặt.
+ Hình thái xương chậu và các xương khác.
+ Xét nghiệm ADN.
- Xếp xương theo giải phẫu:
+ Phân biệt xương của một hay nhiều người.
+ Xác định xương của nam hay nữ, ước lượng độ tuổi, chiều cao, chủng tộc
- Ghi nhận các dấu hiệu tổn thương trên xương hoặc các bất thường khác.
3. Thu mẫu xét nghiệm bổ sung, giám định khác
Tùy từng trường hợp, GĐV quyết định việc thu mẫu và chỉ định xét nghiệm bổ sung/giám định cần thiết khác: Mô bệnh học, độc chất, ADN,…
4. Kết thúc khám nghiệm
- Bàn giao mẫu cho cơ quan trưng cầu sau khi hoàn thành khám nghiệm để thực hiện các xét nghiệm bổ sung, giám định khác.
- Trường hợp khám nghiệm hài cốt tại cơ quan giám định thì bàn giao đối tượng giám định, mẫu vật phải có biên bản bàn giao theo quy định.
5. Nghiên cứu mẫu vật giám định, thực nghiệm
- Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV).
- Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
6. Khám nghiệm hiện trường
Trong trường hợp cần thiết, GĐV có thể đề nghị được tham gia khám nghiệm hiện trường hoặc nghiên cứu hiện trường.
7. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
8. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
8.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Kết quả khám nghiệm hài cốt.
- Kết quả xét nghiệm bổ sung, giám định khác (nếu có): Mô bệnh học, ADN, độc chất,...
- Kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khám nghiệm hiện trường (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
8.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 15 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 15a hoặc 15b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
17. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
TỬ THI LÀ TRẺ SƠ SINH HOẶC THAI NHI
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là tử thi trẻ sơ sinh hoặc thai nhi.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Địa điểm giám định
Địa điểm khám nghiệm đảm bảo an toàn, đủ ánh sáng, nước và đảm bảo vệ sinh.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bộ dụng cụ khám tử thi.
- Máy cưa sọ.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Máy quay phim (trong trường hợp cần thiết).
- Kim, chỉ khâu.
- Dụng cụ lấy mẫu và lưu mẫu.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Bông hoặc khăn thấm nước.
- Xà phòng, cồn sát khuẩn.
- Băng keo trong lấy dấu vết.
- Băng keo niêm phong mẫu.
- Hóa chất bảo quản mẫu.
- Thước tỷ lệ, mã số.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo quy định tùy theo tính chất từng vụ việc: Quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, kính,…
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu, hồ sơ giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, hồ sơ, mẫu vật gửi giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản ghi lời khai của nghi can, nhân chứng,... (nếu có).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Làm việc với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư,... cho cuộc khám nghiệm.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm.
+ Chụp ảnh, ghi chép các dấu hiệu trên tử thi trong quá trình khám nghiệm vào văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Trực tiếp thực hiện phẫu tích (nếu cần thiết).
+ Chỉ định các xét nghiệm bổ sung, giám định khác.
+ Cùng với Hội đồng khám nghiệm hoàn thiện biên bản khám nghiệm tử thi.
+ Đề nghị, tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV phối hợp với nhau trong quá trình giám định, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, phương tiện bảo hộ,...
+ Thực hiện mổ tử thi, lấy mẫu theo chỉ định của GĐV.
+ Vệ sinh sơ bộ, khâu vết mổ tử thi trước khi trả lại tử thi cho cơ quan trưng cầu.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn, ý kiến chuyên gia,...
+ Bàn giao mẫu xét nghiệm (trong trường hợp cơ quan trưng cầu gửi mẫu xét nghiệm) hoặc lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi bàn giao cho các cơ sở xét nghiệm.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi đã hoàn thành giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám nghiệm.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu giám định
- Tham gia Hội đồng khám nghiệm.
- Nghe báo cáo ban đầu liên quan đến khám nghiệm.
- Đề xuất thành phần chứng kiến.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu giám định:
+ Cung cấp thêm thông tin, hồ sơ (nếu cần thiết).
+ Bố trí địa điểm khám nghiệm tử thi.
+ Đảm bảo an toàn cho những người tham gia khám nghiệm, tránh tác hại của môi trường, tránh lây nhiễm, ô nhiễm,...
+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp cần thiết.
+ Gửi mẫu đi làm các xét nghiệm bổ sung/giám định khác theo chỉ định của GĐV, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
- Phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám nghiệm
- Mô tả quần áo, tã lót, vải bọc: Đặc điểm, màu sắc, cũ mới, kiểu, nhãn hiệu quần áo, dấu vết trên quần áo.
- Đo chiều dài, cân nặng, vòng đầu, vòng bụng và các chỉ số tính tuổi thai khác.
- Mô tả tóc, lông tơ: Dài hay ngắn, màu sắc.
- Mô tả dấu vết sơ sinh.
- Đánh giá tình trạng da: Chất gây, lớp nhớt ngoài da, màu sắc da,…
- Mô tả các vết máu, tụ máu, bướu huyết thanh,... (nếu có).
- Mô tả phân su.
- Tình trạng dây rốn, cuống rốn, bánh rau (nếu có).
- Tình trạng hộp sọ, cổ, thân mình, tay, chân.
- Các dị tật, dị dạng (nếu có).
1.2. Khám trong
- Theo Quy trình giám định tử thi (Quy trình 14, mục IV).
- Tùy theo tình trạng chết của trẻ sơ sinh, thai nhi mà lưu ý đánh giá chi tiết các phần sau:
+ Tình trạng chấn thương.
+ Tình trạng dị tật, dị dạng.
+ Tình trạng phổi, đường thở: Đã thở hay chưa thở.
+ Chất chứa dạ dày, phân su.
2. Thu mẫu và chỉ định xét nghiệm bổ sung, giám định khác
Tùy trường hợp, GĐV quyết định việc thu mẫu và chỉ định xét nghiệm bổ sung, giám định cần thiết khác:
+ Thu mẫu tại các vị trí nghi ngờ tổn thương để xét nghiệm/giám định mô bệnh học.
+ Thu mẫu phủ tạng và máu, chất chứa trong dạ dày, nước tiểu, phân để xét nghiệm/giám định độc chất, vi sinh,…
+ Thu mẫu máu để xét nghiệm nhóm máu, bệnh truyền nhiễm.
+ Tư vấn cho cơ quan trưng cầu thu các mẫu tại hiện trường, mẫu xét nghiệm/giám định ADN, các xét nghiệm, cận lâm sàng khác.
- Niêm phong, bảo quản, bàn giao mẫu theo quy định.
3. Kết thúc khám nghiệm
- Phục hồi tử thi nếu có thương tích.
- Khâu vết mổ.
- Tắm hoặc vệ sinh sơ bộ tử thi.
- Có biện pháp chống lây nhiễm, ô nhiễm.
- Họp hội đồng khám nghiệm giải quyết các yêu cầu của giám định (nếu cần).
- Sau khi khám nghiệm tử thi cần có đánh giá, nhận định sơ bộ.
4. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm
- Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV).
- Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Khám nghiệm hiện trường
- Trong trường hợp cần thiết, GĐV có thể đề nghị được tham gia khám nghiệm, thực nghiệm hoặc nghiên cứu hiện trường.
- Khi khám nghiệm, thực nghiệm hiện trường, cần lưu ý:
+ Mô tả vị trí tử thi với vật xung quanh.
+ Tư thế tử thi.
+ Thứ tự của đồ vật.
- Dấu vết sơ sinh.
- Phân su.
- Bánh rau dây rốn, cuống rốn.
6. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
7. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
7.1. Tổng hợp các kết quả chính
- Kết quả khám nghiệm tử thi.
- Kết quả xét nghiệm bổ sung, giám định khác: Mô bệnh học, độc chất, ADN, ...
- Kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khám nghiệm hiện trường (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
7.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu giám định.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 14 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 14a hoặc 14b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
18. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỬ THI KHAI QUẬT
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là tử thi hoặc hài cốt đã được khai quật.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Địa điểm giám định
Địa điểm khám nghiệm đảm bảo an toàn, đủ ánh sáng, nước và đảm bảo vệ sinh.
2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Bộ dụng cụ khám tử thi.
- Bộ dụng cụ nhân trắc học (nếu cần).
- Máy cưa sọ.
- Máy ảnh hoặc phương tiện ghi hình.
- Máy quay phim (trong trường hợp cần thiết).
- Dụng cụ lấy mẫu và lưu mẫu bệnh phẩm.
- Kim, chỉ khâu.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Vật tư tiêu hao
- Bông hoặc khăn thấm nước.
- Băng keo trong lấy dấu vết.
- Băng keo niêm phong mẫu.
- Xà phòng, cồn sát khuẩn.
- Hóa chất bảo quản mẫu.
- Thước tỷ lệ, mã số.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo quy định tùy theo tính chất từng vụ việc: Quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, kính,…
- Các vật tư cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu, hồ sơ giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận thông tin và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định (nếu có).
+ Biên bản khám nghiệm, bản ảnh khám nghiệm, kết luận giám định pháp y tử thi lần trước (đối với trường hợp đã được giám định pháp y tử thi).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó (đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại).
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh hiện trường (nếu có).
+ Các biên bản ghi lời khai (nếu cần).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định.
- Mẫu vật giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Làm việc với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho cuộc khám nghiệm.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự mổ tử thi hoặc khám nghiệm hài cốt, lấy mẫu xét nghiệm.
+ Chụp ảnh, ghi chép các dấu hiệu trên tử thi hoặc hài cốt trong quá trình khám nghiệm vào văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Thực hiện phẫu tích, khám xương nếu cần thiết.
+ Đề xuất các cận lâm sàng.
+ Cùng với Hội đồng khám nghiệm hoàn thiện biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm hài cốt.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV phối hợp với nhau trong quá trình giám định, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.
+ Thực hiện mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của GĐV.
+ Vệ sinh sơ bộ, khâu vết mổ tử thi trước khi bàn giao.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn,...
+ Bàn giao mẫu xét nghiệm (trong trường hợp cơ quan trưng cầu gửi mẫu xét nghiệm) hoặc lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi bàn giao cho các cơ sở xét nghiệm.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi đã hoàn thành giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám nghiệm.
4. Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu giám định
- Tham gia hội đồng khám nghiệm.
- Nghe báo cáo ban đầu liên quan đến khám nghiệm.
- Tham gia kế hoạch khám nghiệm.
- Hướng dẫn cho những người tham gia khai quật.
- Đề xuất thành phần chứng kiến.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu giám định:
+ Cung cấp thêm thông tin, hồ sơ (nếu cần).
+ Bố trí địa điểm khám nghiệm.
+ Đảm bảo an toàn cho những người tham gia khám nghiệm, tránh tác hại của môi trường, tránh lây nhiễm, ô nhiễm,...
+ Bố trí người phiên dịch trong trường cần thiết.
+ Gửi mẫu đi làm các xét nghiệm bổ sung, giám định khác theo chỉ định của GĐV, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
- Phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Khám nghiệm
Tử thi hoặc hài cốt đã được cơ quan chức năng đưa lên mặt đất.
1.1. Trường hợp tử thi còn phần mềm
- Khám tuần tự từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong.
1.1.1. Khám ngoài
- Khám tuần tự từng lớp tẩm liệm tử thi (nếu tử thi đã được tẩm liệm).
- Mô tả các lớp bọc tử thi.
- Quần áo:
+ Đặc điểm quần áo.
+ Màu sắc, cũ mới, kiểu, nhãn hiệu quần áo,…
- Tư trang, vật dụng cá nhân chôn theo (nếu có): Đặc điểm, tính chất, cấu tạo, ...
- Dấu vết hư thối, phân hủy bên ngoài.
- Các dấu vết do cuộc khám nghiệm trước đó (nếu có).
- Thương tích:
+ Vị trí thương tích.
+ Tính chất thương tích.
+ Mức độ tổn thương.
+ Thương tích nguyên phát.
+ Thương tích thứ phát.
- Dấu vết chỉ điểm.
1.1.2. Khám trong
- Tình trạng xương sọ, não.
- Tình trạng mô cơ của từng cơ quan.
- Tình trạng các tạng.
- Tình trạng xương.
- Tổn thương nguyên phát.
- Tổn thương thứ phát.
1.2. Trường hợp không còn phần mềm
Áp dụng Quy trình giám định hài cốt (Quy trình 16, mục IV).
2. Thu mẫu
Tùy theo tính chất, mức độ vụ việc, GĐV quyết định thu mẫu làm các xét nghiệm bổ sung, giám định cần thiết khác như độc chất, mô bệnh học, ADN,…
3. Kết thúc khám nghiệm
- Phục hồi tử thi sau khám nghiệm.
- Họp hội đồng khám nghiệm giải quyết các yêu cầu của giám định (nếu cần).
- Sau khi khám nghiệm tử thi phải có đánh giá, nhận định sơ bộ.
- Bàn giao đối tượng giám định cho cơ quan trưng cầu sau khi hoàn thành khám nghiệm theo quy định.
4. Nghiên cứu mẫu vật gửi giám định, thực nghiệm
- Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV).
- Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
5. Khám nghiệm hiện trường
Trong trường hợp cần thiết, GĐV có thể đề nghị được tham gia khám nghiệm hiện trường hoặc nghiên cứu hiện trường.
6. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn hoặc xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết
7. Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
7.1. Các kết quả chính
- Kết quả khám nghiệm tử thi hoặc hài cốt sau khai quật.
- Kết quả cận lâm sàng: mô bệnh học, độc chất, ADN,...
- Kết quả giám định vật gây thương tích hoặc kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Khám nghiệm hiện trường (nếu có).
- Kết quả khác.
7.2. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 14 Phụ lục 2 trong trường hợp đối tượng giám định là tử thi. Mẫu số 15 Phụ lục 2 trong trường hợp đối tượng giám định là hài cốt).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 14a hoặc 14b Phụ lục 3 trong trường hợp đối tượng giám định là tử thi. Mẫu số 15a hoặc 15b Phụ lục 3 trong trường hợp đối tượng giám định là hài cốt).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
19. QUY TRÌNH CHUNG GIÁM ĐỊNH ĐỘC CHẤT
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học và các vật chứng.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng giao nhận mẫu, phòng xử lý mẫu, phòng phân tích, phòng máy,... Các phòng đảm bảo sạch sẽ, độc lập, tách biệt để kiểm soát trong quá trình thao tác, thực hiện các khâu giám định độc chất.
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
+ Hệ thống sắc ký khí khối phổ/sắc ký lỏng khối phổ.
+ Hệ thống sắc ký khí.
+ Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao.
+ Hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử/quang phổ phát xạ nguyên tử.
+ Máy li tâm.
+ Hệ thống làm khô bằng khí nitrơ.
+ Hệ thống chiết pha rắn.
+ Tủ sấy, nồi cách thủy.
+ Tủ hút khí độc, tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu, cân kỹ thuật, cân phân tích,...
+ Các thiết bị phụ trợ khác.
2.2. Hóa chất, dung môi, chất chuẩn
Các loại dung môi, hóa chất, chất chuẩn cần thiết theo quy trình giám định từng nhóm chất.
2.3. Vật tư tiêu hao
- Hệ thống pipet, cơi thủy tinh, bình chiết.
- Các loại ống ly tâm, đầu côn, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính bảo hộ,...
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận hồ sơ
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giảm định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các tài liệu liên quan đến giám định độc chất.
+ Biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có).
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có).
+ Các tài liệu khác có liên quan.
- Vật chứng gửi giám định (nếu có).
2. Tiếp nhận mẫu
- Mẫu do cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp qua bưu điện.
- Lượng mẫu cần để giám định được tính toán tùy thuộc vào yêu cầu giám định, phương pháp thử của mẫu.
- Tùy theo mục đích giám định và theo từng loại mẫu thu được, cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định quyết định lựa chọn loại và số lượng mẫu gửi thích hợp.
- Mẫu để giám định gồm:
+ Mẫu phủ tạng và dịch sinh học: Gan, tim, thận, não, phổi,...; máu, nước tiểu, dịch dạ dày hoặc chất chứa trong dạ dày, dịch não tuỷ,...; các phần cứng hoặc sừng hóa như lông, móng, tóc,...
+ Các vật chứng: Đồ ăn, đồ uống, viên thuốc, đất cát, thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt cây,... nghi ngờ có chất độc hoặc các vật dụng thường ngày nghi ngờ bị nhiễm chất độc.
+ Một số chất khí độc có sẵn trong thiên nhiên, nhân tạo hoặc sinh ra trong quá trình liên kết hay phản ứng hóa học, phân rã tự nhiên do độ ẩm, nhiệt độ, không khí môi trường,...
- Người nhận mẫu tiến hành kiểm tra mẫu, tình trạng niêm phong, thông tin trên mẫu, đối chiếu với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Nếu đủ điều kiện giám định thì tiến hành lập biên bản giao nhận mẫu giám định.
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
3. Bảo quản mẫu
Trong thời gian chờ giám định, mẫu được bảo quản tuân thủ các quy định về lưu mẫu phù hợp với tính chất của từng loại mẫu:
- Bảo quản lưu giữ mẫu ở nhiệt độ 2oC - 8oC đối với các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, mẫu là thực phẩm, đồ dễ bị ôi thiu,...
- Bảo quản lưu giữ mẫu ở nhiệt độ phòng 25oC đối với các mẫu vật không bị thay đổi trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
4. Phân công giám định
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV), người giúp việc (NGV) cho GĐV tiếp nhận giám định.
- Mẫu giao cho các nhóm giám định phải ghi đầy đủ các thông tin của mẫu, ngày giao mẫu, tên của nhóm nhận mẫu vào sổ.
- Sau khi nhận mẫu, nhóm giám định có trách nhiệm tiến hành giám định và ghi lại quá trình giám định theo quy định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi giám định.
+ Liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Phân tích mẫu giám định.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV giám sát, phối hợp với nhau trong quá trình giám định, đối chiếu kết quả, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.
+ Phụ giúp GĐV trong quá trình phân tích mẫu giám định.
+ Chụp ảnh mẫu giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Bảo quản mẫu xét nghiệm, mẫu tồn dư, bàn giao mẫu giám định.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
IV. QUY ĐỊNH GIÁM ĐỊNH
1. Quy định chung
- Các mẫu phải được giám định sớm nhất có thể.
- GĐV tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, cùng NGV chuẩn bị các điều kiện giám định theo hướng dẫn của phương pháp thử tương ứng.
- GĐV, NGV xem xét hình thức đóng gói, niêm phong, số lượng mẫu, nhãn mác ghi bên ngoài mẫu giám định, chụp ảnh mẫu.
- GĐV, NGV tiến hành xử lý mẫu và thử nghiệm các chỉ tiêu, quy trình được phân công theo các phương pháp, tiêu chuẩn tương ứng đã được kiểm soát. Ghi chép kết quả thử nghiệm vào văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
- Khi GĐV nghi ngờ về kết quả thử nghiệm thì báo cáo người phụ trách xem xét.
- Các mẫu đang trong quá trình giám định phải được lưu giữ, bảo quản theo quy định cho đến khi trả lời kết quả, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.
- Khi tiến hành giám định xong, GĐV ghi chép kết quả giám định, kiểm tra lại quá trình giám định (mẫu, tiêu chuẩn, quá trình thực hiện, thuốc thử, dung môi, chất đối chiếu, thiết bị sử dụng, điều kiện môi trường,...) và báo cáo kết quả cho người phụ trách.
- Tiến hành làm thủ tục lưu giữ mẫu (nếu mẫu phân tích và các vật chứng kèm theo còn và có đủ điều kiện để lưu giữ).
2. Quy định về xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
3. Quy định phân tích
Theo Quy trình giám định từng nhóm chất:
- Nhóm chất độc bay hơi: Theo quy trình giám định chất độc bay hơi (Quy trình 21);
- Các chất ma túy trong dịch sinh học: Theo quy trình giám định ma túy trong dịch sinh học (Quy trình 22);
- Thuốc an thần gây ngủ nhóm Barbiturat: Theo quy trình giám định thuốc an thần gây ngủ nhóm Barbiturat (Quy trình 23);
- Thuốc an thần gây ngủ nhóm Benzodiazepin: Theo quy trình giám định thuốc an thần gây ngủ nhóm Benzodiazepin (Quy trình 24);
- Thuốc an thần gây ngủ nhóm Phenothiazin: Theo quy trình giám định thuốc an thần gây ngủ nhóm Phenothiazin (Quy trình 25);
- Thuốc chống động kinh và an thần khác: Theo quy trình giám định thuốc chống động kinh và an thần khác (Quy trình 26);
- Các alcaloid và base hữu cơ: Theo quy trình giám định alcaloid và base hữu cơ (Quy trình 27);
- Thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ: Theo quy trình giám định thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ (Quy trình 28);
- Thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ: Theo quy trình giám định thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ (Quy trình 29);
- Thuốc bảo vệ thực vật nhóm Carbamat: theo quy trình giám định thuốc bảo vệ thực vật nhóm Carbamat (Quy trình 30);
- Nereistoxin và Cartap: Theo quy trình giám định Nereistoxin và Cartap (Quy trình 31);
- Thuốc diệt cỏ: Theo quy trình giám định thuốc diệt cỏ (Quy trình 32);
- Thuốc diệt chuột nhóm Coumarin: Theo quy trình giám định thuốc diệt chuột nhóm Coumarin (Quy trình 33);
- Nhóm các chất độc vô cơ: Theo quy trình giám định chất độc vô cơ (Quy trình 34).
* Các chương trình sắc ký mang tính chất tham khảo.
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
- GĐV tổng hợp, đánh giá kết quả giám định.
- GĐV dự thảo báo cáo kết quả giám định, căn cứ vào các kết quả phân tích.
- Trình bản dự thảo báo cáo kết quả giám định cho người phụ trách.
- Người phụ trách kiểm tra các thông tin trong báo cáo kết quả giám định và các thông tin khác trong các hồ sơ kèm theo, kiểm tra tính xác thực của các dữ liệu báo cáo so với dữ liệu gốc trên thiết bị, các thông tin liên quan đến quá trình giám định, kiểm tra các phép tính toán, đảm bảo các kết quả thử nghiệm và phương pháp thử chính xác.
- Kết luận căn cứ vào kết quả phân tích.
- Kết luận giám định theo mẫu quy định, nội dung phần kết luận bao gồm các chất tìm thấy và không tìm thấy. Ghi chú thích hình ảnh phổ trong file lưu.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 16 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 16a hoặc 16b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định, kèm theo mẫu vật (nếu có) cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
3. Lưu mẫu tồn dư sau giám định
- Các mẫu tồn dư sau giám định (nếu có) phải được lưu giữ sau khi giám định.
- Định kỳ 6 tháng sẽ hủy các mẫu theo quy định về xử lý rác thải y tế.
- Các trường hợp cần lưu giữ mẫu trên 6 tháng, cơ quan trưng cầu làm công văn yêu cầu và trả chi phí lưu giữ mẫu cho cơ quan giám định.
20. QUY TRÌNH XỬ LÝ MẪU GIÁM ĐỊNH ĐỘC CHẤT
I. CHUẨN BỊ MẪU
- Nhận xét hình thức đóng gói, niêm phong, số lượng mẫu được đóng gói, nhãn mác ghi bên ngoài (nếu có). Tất cả các thông tin phải được ghi vào sổ giám định.
- Mở niêm phong, cho mẫu ra cơi, ghi nhận xét mẫu gửi tới, cân mẫu.
- Phân chia mẫu để giám định: Mẫu được chia làm 4 phần:
+ 1 phần phân tích tìm chất độc bay hơi.
+ 1 phần phân tích tìm chất độc hữu cơ.
+ 1 phần phân tích tìm chất độc vô cơ.
+ 1 phần để lưu mẫu khi cần phân tích mở rộng hoặc giám định lại.
- Trường hợp có định hướng: Mẫu được chia làm 5 phần:
+ 1 phần để phân tích theo hướng đã được chỉ dẫn trong từng quy trình giám định độc chất cụ thể.
+ 1 phần phân tích tìm chất độc bay hơi.
+ 1 phần phân tích tìm chất độc hữu cơ.
+ 1 phần phân tích tìm chất độc vô cơ.
+ 1 phần để lưu mẫu khi cần phân tích mở rộng hoặc giám định lại.
II. XỬ LÝ MẪU
1. Xử lý mẫu tìm chất độc bay hơi
1.1. Mẫu phủ tạng
Mẫu được cắt trong bát hoặc cơi hoặc xay nhỏ.
- Lấy 1 phần làm test thử nhanh:
+ Khoảng 5gram mẫu cho vào bình nón.
+ Thêm acid HCl 10% tới pH 2-3.
+ Đậy ngay bông có treo sẵn các băng giấy tẩm picrosode, giấy tẩm chì acetat, giấy tẩm thủy ngân clorid.
+ Đặt bình nón chứa mẫu trên nồi cách thủy nhiệt độ 90oC - 95oC khoảng 15-30 phút để tìm cyanid, phosphid.
- Lấy 1 phần để xử lý phân tích sắc ký:
+ Khoảng 5gram mẫu cho vào cốc thủy tinh, thêm 10ml nước cất, khuấy đều, lọc hoặc ly tâm lấy dịch.
+ Dịch lọc được đem phân tích theo quy trình riêng để tìm cyanid, phosphid, ethanol, methanol.
1.2. Mẫu dịch sinh học
Xử lý theo từng quy trình riêng. Mẫu máu, nước tiểu được cho vào lọ thủy tinh dung tích 20ml có nắp đậy. Thêm các chất xúc tác cần thiết để làm bay hơi mẫu trong quá trình xử lý, thêm nội chuẩn để lập đường chuẩn trong quá trình định lượng.
1.3. Mẫu vật chứng
Tùy từng loại vật chứng sẽ có quy trình xử lý riêng.
- Lấy 1 phần làm test thử nhanh:
+ Khoảng 1 - 5 gram mẫu cho vào bình nón.
+ Thêm acid HCl 10% tới pH 2 - 3.
+ Đậy ngay bông có treo sẵn các băng giấy tẩm picrosode, giấy tẩm chì acetat, giấy tẩm thủy ngân clorid.
+ Đặt bình nón chứa mẫu trên nồi cách thủy nhiệt độ 90oC - 95oC khoảng 15-30 phút để tìm cyanid, phosphid.
- Lấy 1 phần để xử lý phân tích sắc ký:
+ Khoảng 1 - 5gram mẫu cho vào cốc thủy tinh, thêm 10ml nước cất rồi khuấy đều, lọc lọc hoặc ly tâm lấy dịch.
+ Dịch lọc được đem phân tích theo quy trình riêng để tìm cyanid, phosphid, ethanol, methanol.
2. Xử lý mẫu tìm chất độc hữu cơ
2.1. Mẫu phủ tạng
- Trong bình nón nắp mài miệng rộng có dung tích thích hợp cho khoảng 20 - 30gram phủ tạng đã được cắt hoặc xay nhỏ.
- Thêm vào mẫu khoảng 200ml ethanol 96o và dung dịch acid tartaric 30% trong ethanol tới pH 4 - 5.
- Đậy kín bình nón, ngâm mẫu trong khoảng 18 - 24 giờ.
- Mẫu ngâm được lọc lấy dịch. Dịch lọc được cô trên nồi cách thuỷ tới dạng sền sệt, để nguội.
- Loại albumin bằng cồn ethanol 96°. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ dịch, vừa khuấy vừa cho thêm ethanol 96° tới khi không còn thấy tủa albumin.
- Lọc lấy dịch, cô trên nồi cách thuỷ tới dạng sền sệt, để nguội và tiếp tục loại albumin thêm 1 hoặc 2 lần nữa đến khi việc loại albumin đã hoàn thành.
- Dịch cô đặc sau khi đã loại albumin được hòa vào 10 - 20ml nước cất, lọc lấy dịch.
- Dịch lọc được loại mỡ và các tạp chất bằng 20ml ether dầu hỏa.
- Lớp nước được sử dụng để chiết các hợp chất hữu cơ bằng các phương pháp thích hợp.
2.2. Mẫu dịch sinh học
Mẫu dịch sinh học gồm máu, nước tiểu, huyết tương, huyết thanh, dịch dạ dày,...
- Xử lý mẫu dịch sinh học để chiết pha rắn:
+ Cho khoảng 1 - 3ml máu, nước tiểu vào ống nghiệm.
+ Thêm khoảng dung dịch đệm phosphat pH 6.
+ Lắc siêu âm, ly tâm lấy dịch.
- Xử lý mẫu dịch sinh học để chiết bằng dung môi hữu cơ:
+ Mẫu nước tiểu: Ly tâm, lọc loại bỏ cặn. Dịch được điều chỉnh tới pH thích hợp để tiến hành chiết xuất.
+ Mẫu máu, nước tiểu, huyết tương, huyết thanh, dịch dạ dày: Điều chỉnh pH thích hợp để tiến hành chiết xuất.
Tùy theo yêu cầu giám định, mẫu dịch sinh học được xử lý theo từng quy trình tương ứng.
2.3. Mẫu vật chứng
Tùy loại mẫu mà có các cách xử lý mẫu khác nhau.
2.3.1. Mẫu là các chất nôn, thịt, cá, cơm, canh,...
- Trong bình nón nắp mài miệng rộng có dung tích thích hợp cho khoảng 20 - 30 gram mẫu đã được cắt hoặc xay nhỏ.
- Thêm vào mẫu khoảng 200ml ethanol 96o và dung dịch acid tartaric 30% trong ethanol tới pH 4 - 5.
- Đậy kín bình nón, ngâm mẫu trong khoảng 18 - 24 giờ.
- Mẫu ngâm được lọc lấy dịch. Dịch lọc được cô trên nồi cách thuỷ tới dạng sền sệt, để nguội.
- Loại albumin bằng cồn ethanol 96°. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ dịch, vừa khuấy vừa cho thêm ethanol 96° tới khi không còn thấy tủa albumin.
- Lọc lấy dịch, cô trên nồi cách thuỷ tới dạng sền sệt, để nguội và tiếp tục loại albumin thêm 1 hoặc 2 lần nữa đến khi việc loại albumin đã hoàn thành.
- Dịch cô đặc sau khi đã loại albumin được hoà vào 10 - 20ml nước cất, lọc lấy dịch.
- Dịch lọc được loại mỡ và các tạp chất bằng ether dầu hoả.
- Lớp nước được sử dụng để chiết các hợp chất hữu cơ bằng các phương pháp thích hợp.
2.3.2. Mẫu là các chất rắn khó hoà tan hoặc không tan trong nước
+ Dùng dung môi hữu cơ thích hợp ngâm trực tiếp mẫu ở các môi trường acid hoặc kiềm thích hợp.
+ Mẫu được lọc hoặc ly tâm lấy dịch.
+ Loại tạp chất và làm tinh khiết dịch chiết.
+ Dịch chiết được làm khô tới cắn.
2.3.3. Mẫu là các dung dịch hoặc chất dễ tan trong nước
+ Hoà tan mẫu vào nước với thể tích phù hợp với mẫu thử
+ Chiết xuất mẫu theo quy trình.
2.3.4. Mẫu là cây, rễ, lá hoa, quả,…
+ Mẫu được cắt nhỏ, ngâm vào nước rồi acid hóa bằng acid clohydric 10%.
+ Đun mẫu trong nồi cách thủy 2 giờ hoặc ngâm trong 18 - 24 giờ.
+ Lọc hoặc ly tâm lấy dịch.
+ Dịch được sử dụng để chiết xuất theo quy trình.
2.4. Chiết xuất
2.4.1. Chiết mẫu phủ tạng và vật chứng
- 10 - 20ml dịch lọc của mẫu phủ tạng hoặc vật chứng đã được xử lý được chiết bằng dung môi hữu cơ 2 lần, mỗi lần 10 - 20ml, lắc, để tách lớp.
- Lớp dung môi được cô trên cách thủy hoặc thổi khô tới cắn: Cắn chiết môi trường acid.
- Lớp nước được kiềm hóa tới khoảng pH 10. Chiết bằng dung môi hữu cơ 2 lần, mỗi lần 10 - 20ml, lắc, để tách lớp.
- Lớp dung môi được cô trên cách thủy tới cắn: Cắn chiết môi trường kiềm.
- Cắn chiết môi trường acid và kiềm được sử dụng để phân tích tìm các chất độc hữu cơ.
2.4.2. Chiết mẫu dịch sinh học
2.4.2.1. Chiết bằng dung môi hữu cơ
- 1 - 5ml máu, huyết tương, huyết thanh, nước tiểu, dịch dạ dày,... đã được xử lý. Điều chỉnh pH của dịch chiết về pH 2 - 3.
- Chiết bằng dung môi hữu cơ 2 lần, mỗi lần 5 - 10ml, lắc, để tách lớp.
- Lớp dung môi được cô trên cách thủy hoặc thổi khô tới cắn: Cắn chiết môi trường acid.
- Lớp dịch được kiềm hóa tới khoảng pH 10. Chiết bằng dung môi hữu cơ 2 lần, mỗi lần 5 - 10ml, lắc, để tách lớp.
- Lớp dung môi được cô trên cách thủy hoặc thổi khô tới cắn: Cắn chiết môi trường kiềm.
- Cắn chiết môi trường acid và kiềm được sử dụng để phân tích tìm các chất độc hữu cơ.
2.4.2.2. Chiết pha rắn
Mẫu máu, huyết tương, huyết thanh, nước tiểu, dịch dạ dày,... đã được xử lý.
Tiến hành theo các bước sau (tốc độ chảy khoảng 2ml/phút):
- Hoạt hóa cột bằng methanol.
- Cân bằng cột bằng dung dịch đệm phosphate 0,1M; pH 6.
- Nạp mẫu vào cột.
- Thêm dung dịch acid HCl 0,1N.
- Rửa cột bằng 3ml nước cất không ion hóa.
- Làm khô cột trong 1 phút.
- Rửa giải (1) bằng 3ml aceton:chloroform.
- Rửa giải (2) bằng 4ml ethylacetat:amoniac.
Dịch rửa giải được làm khô bằng khí nitơ, thu được cắn. Cắn được sử dụng để phân tích tìm các chất độc hữu cơ.
3. Xử lý mẫu tìm chất độc vô cơ
3.1. Phương pháp đốt ướt
Mẫu phủ tạng, vật chứng:
- Khoảng 20gram phủ tạng, vật chứng được cắt hoặc xay nhỏ, cho vào bát sứ có dung tích thích hợp.
- Cho 25ml nước cất, khuấy đều, thêm 25ml acid sulfuric đặc, vừa cho vừa khuấy nhẹ, để trong tủ hốt khoảng 12 giờ đến 24 giờ.
- Đốt từ từ cho mẫu thử tan nhuyễn hết, vừa đốt vừa cho từng giọt dung dịch acid nitric 50% đến khi mẫu thử có màu vàng.
- Để nguội mẫu, lọc bỏ lớp mỡ bên trên.
- Lấy 5ml dịch sơ bộ tìm thuỷ ngân.
- Lượng mẫu còn lại được chuyển vào bình Keldal.
- Đốt mẫu ở lửa to, vừa đốt vừa cho từng giọt nước oxy già 30V đến khi mẫu thử trong suốt, không màu và có khói trắng bốc lên là quá trình vô cơ hóa hoàn thành.
- Dịch vô cơ hóa dùng để phân tích tìm các chất độc vô cơ bằng những phép thử thích hợp.
3.2. Phương pháp vi sóng
Mẫu phủ tạng, vật chứng, dịch sinh học
+ Cân khoảng 1 - 2gram mẫu phủ tạng, vật chứng hoặc 1 - 2ml dịch sinh học vào lọ đựng mẫu chuyên dụng.
+ Thêm 5ml acid nitric đặc.
+ Thêm 1ml nước oxy già 30%.
+ Chuyển vào lò vi sóng xử lý theo chương trình quy định.
+ Chuyển mẫu vào bình định mức 100ml.
+ Dịch vô cơ hóa được dùng để phân tích tìm các chất độc vô cơ bằng những phép thử thích hợp.
21. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CHẤT ĐỘC BAY HƠI
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Các chất độc bay hơi từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
- Các dung môi, hóa chất methanol, ethanol, butanol, cyanid, natri clorid, acetonitril, acid phosphoric, acid clohydric, acid sulfuric,…
- Giấy tẩm dung dịch thủy ngân clorid, giấy tẩm dung dịch picrosode.
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
2.1. Tìm phosphid
a) Phản ứng hóa học
+ Khoảng 1 - 5gram mẫu cho vào bình nón.
+ Thêm acid clohydric 10% tới pH 2 - 3.
+ Đậy ngay bông có treo sẵn băng giấy tẩm thủy ngân clorid.
+ Đặt bình nón chứa mẫu trên nồi cách thủy nhiệt độ 90oC - 95oC khoảng 15-30 phút để tìm phosphid.
Nếu có phosphid, giấy thủy ngân clorid sẽ chuyển màu trắng ® vàng cam.
b) Sắc ký khí khối phổ
+ Khoảng 1 - 5gram mẫu cho vào ống nghiệm có nắp đậy.
+ Thêm toluen, thêm acid sulfuric 5N, lắc đều trong 30 phút. Lấy lớp dung môi hữu cơ, tiến hành sắc ký khí.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm ).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 100oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Detector: khối phổ.
- Chương trình nhiệt độ: GC-MS: Bắt đầu 40oC giữ 15 phút, tăng nhiệt 200C/phút đến 290oC giữ 2 phút.
Các mảnh ion chính của phosphid là 31, 33, 34.
2.2. Tìm cyanid
a) Phản ứng Grignard tìm cyanid
+ Khoảng 1 - 5 gram mẫu cho vào bình nón.
+ Thêm acid clohydric 10% tới pH 2-3.
+ Đậy ngay bông có treo sẵn băng giấy picrosode.
+ Đặt bình nón chứa mẫu trên nồi cách thủy nhiệt độ 90oC - 95oC khoảng 15-30 phút để tìm cyanid.
Nếu có cyanid, giấy picrosode sẽ chuyển màu vàng cam ® hồng.
b) Định lượng bằng sắc ký khí
b1. Chuẩn bị mẫu
- Chuẩn bị các dung dịch chuẩn cyanid với các nồng độ 0,1mg/l; 0,5mg/l; 1mg/l; 5mg/l; 10mg/l; 20mg/l, và dung dịch chuẩn nội acetonitril 50mg/l.
- Mẫu chuẩn: Các lọ thủy tinh dung tích 20ml chứa 200µl dung dịch chất chuẩn với các nồng độ trên, thêm vào mỗi lọ 200µl dung dịch acid phosphoric 50% và 100µl chuẩn nội.
- Mẫu thử: Lọ thủy tinh dung tích 20ml chứa 200µl mẫu đã được chuẩn bị, thêm 200µl dung dịch acid phosphoric 50% và 100µl chuẩn nội.
- Mẫu trắng: Lọ thủy tinh dung tích 20ml chứa 200µl mẫu không chứa cyanid, thêm 200µl dung dịch acid phosphoric 50% và 100µl chuẩn nội.
b2. Tiến hành phân tích
- Điều kiện sắc kí (chương trình tham khảo) .
+ Cột Blood Alcohol (7m × 0,320mm × 20µm).
+ Khí mang Nitơ, tốc độ dòng 1,5ml/phút.
+ Nhiệt độ đầu cột: 250oC.
+ Detector FID nhiệt độ 270oC.
+ Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 65oC giữ 1,5 phút, tăng nhiệt 10oC/phút đến 80oC giữ 1,5 phút, tăng nhiệt 15oC/phút đến 130oC giữ 5 phút.
- Điều kiện Headspace:
+ Nhiệt độ nung: 60oC, lắc nhẹ.
+ Thời gian nung 15 phút.
So sánh thời gian lưu pic của mẫu với chất chuẩn. Lập đường chuẩn và tính hàm lượng cyanid trong mẫu dựa vào đường chuẩn.
2.3. Tìm methanol và ethanol
2.3.1. Chuẩn bị mẫu
- Chuẩn bị các dung dịch chuẩn methanol và ethanol với các hàm lượng 0,02%; 0,05%; 0,1%; 0,2%; 0,3%; 0,4% và dung dịch chuẩn nội butanol hàm lượng 0,05%.
- Mẫu chuẩn: Các lọ thủy tinh dung tích 20ml chứa 200µl dung dịch chất chuẩn với các nồng độ trên, thêm vào mỗi lọ 200µl nước muối bão hòa và 100µl chuẩn nội.
- Mẫu thử: Lọ thủy tinh dung tích 20ml chứa 200µl máu, thêm 200µl nước muối bão hòa và 100µl chuẩn nội.
- Các lọ trên được đậy nút, nắp chặt và chuyển vào khay tự động của máy GC - Headspace.
2.3.2. Tiến hành phân tích
- Điều kiện sắc kí (chương trình tham khảo):
+ Cột Blood Alcohol (7m × 0,320mm × 20µm).
+ Khí mang nitơ, tốc độ dòng 1,5ml/phút.
+ Nhiệt độ đầu cột: 250oC.
+ Detector FID nhiệt độ 270oC.
+ Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 65oC giữ 1,5 phút, tăng nhiệt 10oC/phút đến 80oC giữ 1,5 phút, tăng nhiệt 15oC/phút đến 130oC giữ 5 phút.
- Điều kiện Headspace:
+ Nhiệt độ nung: 60oC, lắc nhẹ.
+ Thời gian nung 15 phút.
So sánh thời gian lưu pic của mẫu với chất chuẩn. Lập đường chuẩn và tính hàm lượng methanol và ethanol trong mẫu dựa vào đường chuẩn.
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
22. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MA TÚY TRONG DỊCH SINH HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các chất ma túy trong dịch sinh học.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn ma túy nhóm ATS, morphin, ketamin, cannabis nước cất, methanol HPLC, nước cất, cloroform, iso-propanol, ethylacetat HPLC, dikali hydrophosphat, kali dihydrophosphat, acid clohydric 1N, amoniac, kali hydroxyt, diethyl ether, n-hexan, acid sulfamic, trifluoroacetic anhydrid (TFAA), heptafuoropropionic anhydrid (HFBA), pentaflouropropionic anhydrid (PFPA), BSTFA (N,O-Bis (trimethylsilyl) trifluoroacetanid với 1% TMS (trimethylchlorosilan),...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
* Tìm ma túy nhóm ATS, ketamin:
Cho 5ml mẫu vào bình, điều chỉnh pH của mẫu phù hợp với từng phương pháp chiết tách:
+ Chiết pha rắn: chỉnh pH mẫu tới pH 6.
+ Chiết lỏng lỏng: chỉnh pH mẫu tới pH 11.
* Tìm morphin:
- Cho 5ml mẫu vào bình.
- Thêm acid clohydric vào mẫu đến pH 2 - 3.
- Thủy phân khoảng 1 giờ.
- Để nguội ở nhiệt độ phòng, điều chỉnh pH của mẫu phù hợp với từng phương pháp chiết tách:
+ Chiết pha rắn: chỉnh pH mẫu tới pH 6.
+ Chiết lỏng lỏng: chỉnh pH mẫu tới pH 8.
* Tìm cannabis:
- Cho 5ml mẫu vào bình.
- Thêm 0,3ml kali hydroxyt 1N.
- Lắc đều và thủy phân ở 60oC trong 30 phút.
- Để nguội, thêm 100mg acid sulfamic rồi điều chỉnh về pH 2 - 3 bằng dung dịch acid clohydric 0,1N.
2. Chiết mẫu
2.1. Chiết lỏng lỏng
* Tìm ma túy nhóm ATS, ketamin:
Chiết mẫu bằng dung môi hữu cơ 2 lần, mỗi lần 5ml.
Dịch chiết được làm khô bằng khí nitơ, nhiệt độ 40 - 50oC tới cắn.
* Tìm morphin:
Chiết mẫu bằng hệ dung môi cloroform: isopropanol tỉ lệ 9:1.
Dịch chiết được làm khô bằng khí nitơ, nhiệt độ 40 - 50oC tới cắn.
* Tìm cannabis:
Chiết mẫu bằng n - Hexan 2 lần, mỗi lần 5ml.
Dịch chiết được làm khô bằng khí nitơ, nhiệt độ 40 - 50oC tới cắn.
2.2. Chiết pha rắn
* Tìm ma túy nhóm ATS, morphin, ketamin:
Sử dụng Hệ thống chiết pha rắn cột Mixed - mode Sorbent.
Tiến hành theo các bước sau (với tốc độ chảy khoảng 2ml/phút):
- 3ml methanol.
- 3ml dung dịch đệm phosphat pH 6.
- Nạp mẫu vào cột.
- Rửa cột bằng 3ml nước cất không ion hóa.
- 3ml acid clohydric 0,1N.
- 3ml methanol.
- Rửa giải bằng hệ dung môi ethylacetat:methanol:amoniac tỉ lệ 80:18:2.
- Dịch rửa giải được làm khô bằng khí nitơ ở nhiệt độ 40oC - 50oC tới cắn.
3. Tạo dẫn xuất
* Tìm ma túy nhóm ATS :
- Sử dụng cặn chiết lỏng lỏng hoặc chiết pha rắn, tiến hành dẫn xuất với TFAA, HPBA hoặc PFPA.
- Tạo dẫn xuất: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 70ml ethylacetat và 30ml TFAA, PFPA hoặc HFBA. Đậy nắp, lắc kỹ, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 70oC trong 30 phút. Sau đó lấy ra, để nguội, làm khô bằng khí nitơ.
- Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành sắc ký.
* Tìm morphin, cannabis:
- Sử dụng cắn chiết lỏng lỏng hoặc cắn chiết pha rắn, tiến hành dẫn xuất với BSTFA (N,O-Bis (trimethylsilyl) trifluoroacetanid với 1% TMS.
- Tạo dẫn xuất: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 70ml ethylacetat và 30ml BSTFA. Đậy kín, lắc kĩ rồi cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 90-95oC/15 phút.
- Sau đó lấy ra, để nguội, chuyển mẫu vào lọ tiến hành sắc kí.
* Tìm ketamin:
- Cắn chiết được hòa trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45mm rồi tiến hành sắc ký.
4. Tiến hành phân tích
a. Phân tích tìm ATS bằng sắc ký khí khối phổ
+ Chuẩn bị mẫu:
- Pha các dãy dung dịch chuẩn các chất nhóm ATS ở nồng độ thích hợp và dung dịch chuẩn nội.
- Lập đường chuẩn: Lấy các mẫu chuẩn ở các nồng độ đã pha, thêm cùng một lượng chuẩn nội vào mẫu trắng. Tiến hành xử lý, chiết xuất và dẫn xuất mẫu như mục 1, 2, 3.
- Mẫu giám định được thêm chuẩn nội với cùng hàm lượng như các mẫu chuẩn. Tiến hành xử lý, chiết xuất và dẫn xuất mẫu như mục 1, 2, 3.
+ Tiến hành sắc ký ở chế độ SIM với các mảnh đặc trưng của mỗi chất nhóm ATS. Hàm lượng các chất ATS trong mẫu được tính theo phương pháp đường chuẩn.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1 ml/phút.
- Detector: khối phổ.
- Chương trình nhiệt độ: GC-MS: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 200C/phút đến 290oC giữ 19 phút.
Các mảnh ion chính của một số chất ma túy nhóm ATS với dẫn xuất PFPA tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Amphetamin |
190, 118, 91 |
2 |
Methamphetamin |
204, 160, 118 |
3 |
Ecstacy |
162, 154, 135 |
b. Phân tích tìm ATS bằng sắc ký lỏng khối phổ
+ Chuẩn bị mẫu:
- Pha các dãy dung dịch chuẩn các chất nhóm ATS ở nồng độ thích hợp và dung dịch chuẩn nội.
- Lập đường chuẩn: lấy các mẫu chuẩn ở các nồng độ đã pha, thêm cùng một lượng chuẩn nội vào mẫu trắng. Tiến hành xử lý và chiết xuất như mục 1,2.
- Mẫu giám định được thêm chuẩn nội với cùng hàm lượng như các mẫu trên. Tiến hành xử lý và chiết xuất như mục 1, 2.
+ Tiến hành sắc ký:
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45 µm rồi tiến hành tiêm sắc ký ở chế độ SIM với các mảnh đặc trưng của mỗi chất nhóm ATS. Hàm lượng các chất ATS trong mẫu được tính theo phương pháp đường chuẩn.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (2,1 mm × 100mm, 2,7μm).
- Nhiệt độ cột: 25oC.
- Pha động:
Pha động A: Dung dịch ammoni format 2mM , pH 3.
Pha động B: Acetonitril.
Gradient pha động:
t= 0 phút: 90% A : 10% B
t= 4 phút: 90% A : 10% B
- Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm ATS tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Amphetamin |
135,9; 118,9; 90,6 |
2 |
Methamphetamin |
150,1; 119,1; 90,6 |
3 |
Ecstacy |
194,2; 163,0; 104,5 |
c. Phân tích tìm morphin, cannabis bằng sắc ký khí khối phổ
+ Chuẩn bị mẫu:
- Pha dãy dung dịch chuẩn morphin, cannabis ở nồng độ thích hợp và dung dịch chuẩn nội.
- Lập đường chuẩn: lấy các mẫu chuẩn ở các nồng độ đã pha, thêm cùng một lượng chuẩn nội vào mẫu trắng. Tiến hành xử lý và chiết xuất như mục 1, 2.
- Mẫu giám định được thêm chuẩn nội với cùng hàm lượng như các mẫu trên. Tiến hành xử lý và chiết xuất như mục 1, 2.
+ Tiến hành sắc ký ở chế độ SIM với các mảnh đặc trưng của morphin và cannabis. Hàm lượng morphin và cannabis trong mẫu được tính theo phương pháp đường chuẩn.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm ).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Detector: khối phổ.
Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 180oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 10oC/phút đến 290oC giữ 10 phút.
Các mảnh ion chính của các chất với dẫn xuất tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Morphin |
429, 414, 236 |
2 |
Cannabis |
371, 473, 488 |
d. Phân tích tìm morphin, cannabis bằng sắc ký lỏng khối phổ
+ Chuẩn bị mẫu:
- Pha dãy dung dịch chuẩn morphin, cannabis ở nồng độ thích hợp và dung dịch chuẩn nội.
- Lập đường chuẩn: Lấy các mẫu chuẩn ở các nồng độ đã pha, thêm cùng một lượng chuẩn nội vào mẫu trắng. Tiến hành xử lý và chiết xuất như mục 1, 2.
- Mẫu giám định được thêm chuẩn nội với cùng hàm lượng như các mẫu trên. Tiến hành xử lý và chiết xuất như mục 1, 2.
+ Tiến hành sắc ký
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký ở chế độ SIM với các mảnh đặc trưng của morphin và cannabis. Hàm lượng morphin và cannabis trong mẫu được tính theo phương pháp đường chuẩn.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (2,1mm×10 mm, 2,7μm).
- Nhiệt độ cột: 25oC.
- Pha động:
Pha động A: Dung dịch ammoni format 5mM và acid formic 0,1% trong nước.
Pha động B: Dung dịch acid formic 0,1% trong methanol.
Gradient pha động:
t= 0 phút: 30% A : 70% B
t= 2 phút: 17,5% A : 82,5% B
t= 4 phút: 2% A : 98% B
t= 6 phút: 30% A : 70% B
- Tốc độ dòng: 0,5ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số chất tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Morphin |
286,2; 165,2; 152,1 |
2 |
Cannabis |
345,2; 299,1; 110 |
e. Phân tích tìm ketamin bằng sắc ký khí khối phổ
+ Chuẩn bị mẫu:
- Pha dãy dung dịch chuẩn ketamin ở nồng độ thích hợp và dung dịch chuẩn nội.
- Lập đường chuẩn: Lấy các mẫu chuẩn ở các nồng độ đã pha, thêm cùng một lượng chuẩn nội vào mẫu trắng. Tiến hành xử lý và chiết xuất như mục 1, 2.
- Mẫu giám định được thêm chuẩn nội với cùng hàm lượng như các mẫu trên. Tiến hành xử lý và chiết xuất như mục 1, 2.
+ Tiến hành sắc ký:
Hòa tan cắn chiết trong methanol rồi tiến hành tiêm sắc ký ở chế độ SIM với các mảnh đặc trưng của ketamin. Hàm lượng ketamin trong mẫu được tính theo phương pháp đường chuẩn.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm ).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Detector: khối phổ.
Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 100oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 20oC/phút đến 270oC giữ 15 phút.
Các mảnh ion chính của ketamin tương ứng m/z = 237, 209, 180.
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
23. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ NHÓM BARBITURAT
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc an thần gây ngủ nhóm Barbiturat từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn nhóm barbiturat, nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, methanol HPLC, acetonitril HPLC, kali dihydrophosphat, dikali hydrophosphat, acid tartaric, acid clohydric đặc, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC, thủy ngân nitrat, diphenylcarbarzon,…
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường acid
a) Sắc ký lớp mỏng
Hòa tan cắn chiết trong ethanol rồi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi:
Hệ dung môi 1: ethylacetat: methanol: amoniac tỉ lệ 85:15:5.
Hệ dung môi 2: Toluen: Aceton: Ethanol: Amoniac tỉ lệ 45:45:7:3.
- Thuốc thử hiện màu: Thuốc thử thủy ngân nitrat.
- Thuốc thử hiện màu đối với Meprobamat: Thuốc thử Liebermann’s, thuốc thử Dragendorff.
Sắc kí đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với mẫu chuẩn.
b) Phản ứng hóa học
Cho một ít cặn chiết vào lỗ khay sứ, thêm thủy ngân nitrat và diphenylcarbarzon, xuất hiện màu cam - xanh.
c) Sắc ký khí - khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 20oC/phút đến 290oC giữ 19 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm barbiturat tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Butabarbital |
141, 156, 41, 98, 57 |
2 |
Phenobarbital |
204, 117, 146, 161, 232 |
3 |
Meprobamat |
83, 96, 114, 144 |
d) Sắc ký lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (2,1 × 100mm, 2,7µm).
- Nhiệt độ cột: 25oC.
- Pha động: Dung dịch acid formic 0,1% : Acetonitril tỉ lệ 70:30.
- Tốc độ dòng: 0,4 ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (-).
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm barbiturat tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Secobarbital |
237,1; 194,1; 163 |
2 |
Phenobarbital |
231,1; 188,2; 42,1 |
3 |
Butabarbital |
223,1; 180,1 |
* Định lượng các thuốc an thần gây ngủ nhóm Barbiturat trong dịch sinh học:
+ Chuẩn bị mẫu:
- Pha dãy dung dịch các chất chuẩn nhóm Barbiturat ở nồng độ thích hợp và dung dịch chuẩn nội.
- Lập đường chuẩn: Lấy các mẫu chuẩn ở các nồng độ đã pha, thêm cùng một lượng chuẩn nội vào mẫu trắng. Tiến hành xử lý và chiết xuất mẫu theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
- Mẫu giám định được thêm chuẩn nội với cùng hàm lượng như các mẫu trên. Tiến hành xử lý và chiết xuất mẫu theo quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
+ Tiến hành sắc ký
Cắn chiết được hòa tan trong dung môi, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành sắc ký ở chế độ SIM với các mảnh đặc trưng của mỗi chất. Hàm lượng các thuốc ngủ nhóm Barbiturat trong mẫu được tính theo phương pháp đường chuẩn.
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
24. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ NHÓM BENZODIAZEPIN
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc an thần gây ngủ nhóm Benzodiazepin từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học và các vật chứng.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn nhóm benzodiazepin, nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, thuốc thử Dragendorff, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric đặc, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC.
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường kiềm:
a) Sắc ký lớp mỏng
Hòa tan cắn chiết trong ethanol rồi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi:
+ Hệ dung môi 1: cloroform : aceton tỉ lệ 9:1.
+ Hệ dung môi 2: toluen : aceton : ethanol : amoniac tỉ lệ 45:45:7:3.
- Thuốc thử hiện màu: Thuốc thử Dragendorff (TT) và làm tăng độ nhạy bằng dung dịch acid sulfuric 10%.
Sắc kí đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với mẫu chuẩn.
b) Phản ứng hóa học
Cho một ít cắn chiết vào lỗ khay sứ, thêm 1 - 2 giọt dung dịch 3,5-p-dinitrobenzen 1% trong methanol, sau đó thêm 1 giọt dung dịch kali hydroxyt 30%, xuất hiện màu hồng.
c) Sắc ký khí khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 20oC/phút đến 290oC giữ 19 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm Benzodiazepin tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Diazepam |
265, 283, 221 |
2 |
Clonazepam |
280, 314, 286, 240, 234 |
3 |
Midazolam |
312, 163, 325, 75, 297 |
d) Sắc ký lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (2,1 × 100mm, 2,7µm).
- Nhiệt độ cột: 25 oC.
- Pha động: Nước:Acetonitril:Đệm ammoni format pH 3; 100mM tỉ lệ 40:55:5.
- Tốc độ dòng: 0,3ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm Benzodiazepin tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Diazepam |
285,0; 193,1; 154,1 |
2 |
Clonazepam |
316,2; 241,2; 214,2 |
3 |
Midazolam |
326,0; 249,2; 291,1 |
+ Chuẩn bị mẫu:
- Pha dãy dung dịch các chất chuẩn nhóm Benzodiazepin ở nồng độ thích hợp và dung dịch chuẩn nội.
- Lập đường chuẩn: Lấy các mẫu chuẩn ở các nồng độ đã pha, thêm cùng một lượng chuẩn nội vào mẫu trắng. Tiến hành xử lý và chiết xuất mẫu theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
- Mẫu giám định được thêm chuẩn nội với cùng hàm lượng như các mẫu trên. Tiến hành xử lý và chiết xuất mẫu theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
+ Tiến hành sắc ký
Cắn chiết được hòa tan trong dung môi, lọc qua màng lọc 0,45 µm rồi tiến hành sắc ký ở chế độ SIM với các mảnh đặc trưng của mỗi chất. Hàm lượng các thuốc ngủ nhóm Benzodiazepin trong mẫu được tính theo phương pháp đường chuẩn.
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
25. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ NHÓM PHENOTHIAZIN
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc an thần gây ngủ nhóm Phenothiazin từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn nhóm phenothiazin, nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, thuốc thử Dragendorff, methanol HPLC, acetonitril HPLC, kali dihydrophosphat, dikali hydrophosphat, acid tartaric, acid clohydric đặc, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC,…
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường kiềm.
a) Sắc ký lớp mỏng
Hòa tan cắn chiết trong ethanol rồi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi
Hệ dung môi 1: cloroform : aceton tỉ lệ 9:1
Hệ dung môi 2: Toluen: Aceton: Ethanol: Amoniac tỉ lệ 45: 45: 7: 3
- Thuốc thử hiện màu 1: Thuốc thử Dragendorff (TT) và làm tăng độ nhạy bằng dung dịch acid sulfuric 10%.
- Thuốc thử hiện màu 2: Acid sulfuric đặc
Sắc kí đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với mẫu chuẩn.
b) Phản ứng hóa học
Cho một ít cặn chiết vào lỗ khay sứ, thêm 1-2 giọt dung dịch 3,5-p-dinitrobenzen 1% trong methanol, sau đó thêm 1 giọt dung dịch kali hydroxyt 30%, xuất hiện màu hồng.
c) Sắc ký khí - khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1 ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 20oC/phút đến 290oC giữ 19 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của các chất nhóm Phenothiazin tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Levomepromazin |
58, 328, 100, 229, 282 |
2 |
Aminazin |
58, 86, 318, 272, 232 |
3 |
Promethazin |
72, 180 198, 284, 213 |
d) Sắc ký lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (2,1 × 100mm, 2,7µm).
- Nhiệt độ cột: 25oC.
- Pha động:
A: Dung dịch amoni format 2mM, pH 2,7.
B: Acetonitril.
Gradient pha động:
t= 0 phút: 90% A : 10% B.
t= 7 phút: 10% A : 90% B.
- Tốc độ dòng: 0,3ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm Phenothiazin tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Chlorpromazin |
319,1; 246,1; 214,1 |
2 |
Levomepromazin |
329,2; 210,2; 100,1 |
3 |
Olanzapin |
313,2; 256,0; 169,1 |
* Định lượng các thuốc an thần gây ngủ nhóm Phenothiazin trong dịch sinh học:
+ Chuẩn bị mẫu:
- Pha dãy dung dịch các chất chuẩn nhóm Phenothiazin ở nồng độ thích hợp và dung dịch chuẩn nội.
- Lập đường chuẩn: Lấy các mẫu chuẩn ở các nồng độ đã pha, thêm cùng một lượng chuẩn nội vào mẫu trắng. Tiến hành xử lý và chiết xuất mẫu theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
- Mẫu giám định được thêm chuẩn nội với cùng hàm lượng như các mẫu trên. Tiến hành xử lý và chiết xuất mẫu theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
+ Tiến hành sắc ký
Cắn chiết được hòa tan trong dung môi, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành sắc ký ở chế độ SIM với các mảnh đặc trưng của mỗi chất. Hàm lượng các thuốc ngủ nhóm Phenothiazin trong mẫu được tính theo phương pháp đường chuẩn.
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
26. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH VÀ AN THẦN KHÁC
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc chống động kinh và an thần khác từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Chất chuẩn rotundin, zolpidem, các chất chuẩn thuốc chống trầm cảm ba vòng, haloperidol, phenytoin,… nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, thuốc thử Dragendorff, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC, dung dịch đồng sulfat 50g/l, ether dầu hỏa, natri nitrit,…
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường kiềm.
a) Sắc ký lớp mỏng
Hòa tan cắn chiết trong ethanol rồi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi:
+ Hệ dung môi 1: cloroform : aceton tỉ lệ 9:1.
+ Hệ dung môi 2: Toluen: Aceton: Ethanol: Amoniac tỉ lệ 45:45:7:3.
- Thuốc thử hiện màu: Thuốc thử Dragendorff (TT) và làm tăng độ nhạy bằng dung dịch acid sulfuric 10%, thuốc thử Liebermann’s.
Sắc kí đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với mẫu chuẩn.
b) Sắc ký khí khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1 ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 20oC/phút đến 290oC giữ 19 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của một số chất chống động kinh và an thần gây ngủ khác tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Rotundin |
149, 355, 164, 121 |
2 |
Amitriptylin |
58, 202, 215, 189, 115 |
3 |
Lofepramin |
58, 193, 220, 139, 221 |
4 |
Phenytoin |
180, 104, 223 77, 209, 252 |
d) Sắc ký lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (2,1 × 100mm, 2,7µm).
- Nhiệt độ cột: 25oC.
- Pha động:
A: Acid formic.
B: Acetonitril.
Gradient pha động:
t= 0 phút: 70% A : 30% B.
t= 5,5 phút: 50% A : 50% B.
t= 7 phút: 80% A : 20% B.
- Tốc độ dòng: 0,3ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số chất tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Haloperidol |
376,1; 358,2; 165,2 |
2 |
Amitriptylin |
278,0; 191,1; 117,1 |
3 |
Imipramin |
281,0; 208,2; 193,2 |
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
27. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH ALCALOID VÀ BASE HỮU CƠ
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các alcaloid và base hữu cơ từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn alcaloid và base hữu cơ, nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, thuốc thử Dragendorff, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric, amoniac, n-hexan, acid sulfuric, ethylacetat HPLC, kali bicromat, acid nitric,...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường kiềm.
a) Sắc ký lớp mỏng
Hòa tan cắn chiết trong ethanol rồi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi:
+ Hệ dung môi 1: cloroform : aceton tỉ lệ 9:1
+ Hệ dung môi 2: Toluen:Aceton:Ethanol:Amoniac tỉ lệ 45:45:7:3
- Thuốc thử hiện màu: Thuốc thử Dragendorff (TT) và làm tăng độ nhạy bằng dung dịch acid sulfuric 10%.
Sắc kí đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với mẫu chuẩn.
b) Phản ứng hóa học
Đối với mỗi loại alcaloid và base hữu cơ, tiến hành các phản ứng màu đặc trưng sau:
- Alcaloid lá ngón, mã tiền:
+ Cho vào bát sứ 2-3 giọt cặn chiết trong ethanol, làm khô. Thêm vào 1 giọt acid sulfuric đặc và 1 hạt tinh thể kali bicromat, sau đó dùng đũa thuỷ tinh di nhẹ tinh thể kali bicromat qua vùng có acid sulfuric đặc và cặn chiết đã làm khô, xuất hiện màu tím (quan sát ngay).
+ Cho vào bát sứ 2-3 giọt cặn chiết trong ethanol, làm khô. Thêm vào 2-3 giọt acid nitric đặc, xuất hiện màu đỏ cam.
- Alcaloid ô đầu, phụ tử: Cho vào ống nghiệm 2-3 giọt cặn chiết trong ethanol, làm khô. Thêm 1ml acid sulfuric đặc đun vài phút. Thêm vài tinh thể Resocin, đun khoảng 20 phút sẽ thấy dung dịch có màu tím đỏ.
- Alcaloid cà độc dược: Cho vào ống nghiệm 2-3 giọt cặn chiết trong ethanol. Thêm vài giọt thuốc thử Wasicky (2gram p-dimethylaminobenzaldehyd trong 6ml acid sulfuric đặc và 3ml nước). Đun cách thủy sẽ thấy dung dịch có màu tím đỏ.
- Alcaloid cây thuốc phiện: Lấy cặn khô dịch chiết cho vào khay sứ trắng, cho phản ứng với thuốc thư Marqui, thấy xuất hiện màu đỏ tím.
- Quinin: Cho một ít cặn chiết vào lỗ khay sứ, hòa tan trong 01ml nước cất, nhỏ từng giọt brom đến dư một ít. Sau đó nhỏ 1 giọt ammoniac thấy xuất hiện màu xanh lục. Thêm acid hydroclorid thấy chuyển sang màu xanh da trời, màu tím rồi màu đỏ.
- Nivaquin: Nhỏ 1 giọt mẫu thử lên lam kính, thêm 1 giọt dung dịch acid perclorid 30% và 1 giọt dung dịch vàng clorid 5%. Soi kính hiển vi thấy các tinh thể hình cầu gai của nivaquin.
c) Sắc ký khí khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: 5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 20oC/phút đến 290oC giữ 19 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của một số alcaloid và base hữu cơ tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Gelsemin |
108, 322, 279 |
2 |
Koumin |
306, 70 |
3 |
Strychnin |
334, 120, 162 |
4 |
Atropin |
124, 289, 82 |
5 |
Aconitin |
105, 554, 266 |
6 |
Morphin |
285, 42, 162, 215 |
d) Sắc ký lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (2,1 × 100mm, 2,7µm).
- Nhiệt độ cột: 40oC.
- Pha động:
A: Dung dịch acid formic 0,1% trong nước.
B: Methanol.
Gradient pha động:
t= 0 phút: 90% A : 10% B
t= 1 phút: 80% A : 20% B
t= 7 phút: 20% A : 80% B
t= 9 phút: 90% A : 10% B
- Tốc độ dòng: 0,5ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số chất tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Gelsemin |
322,8; 235,8; 70,1 |
2 |
Scopolamin |
303,8; 156,2; 137,9 |
3 |
Strychnin |
334,9; 184,1; 156,1 |
4 |
Atropin |
290,0; 124,1; 93,0 |
5 |
Aconitin |
646,2;586,6; 105,3 |
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
28. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM CLO HỮU CƠ
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ, nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, thuốc thử diphenylamin, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric, amoniac, n-hexan, bạc nitrat 5%, acid nitric 10%,...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường acid.
a) Sắc ký lớp mỏng
Hòa tan cắn chiết trong ethanol rồi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi:
+ Hệ dung môi 1: n-Hexan - Aceton tỉ lệ 4:1
+ Hệ dung môi 2: Toluen: Aceton: Ethanol: Amoniac tỉ lệ 45: 45: 7: 3
- Thuốc thử hiện màu: Phun dung dịch 1% diphenylamin trong ethanol, để bản mỏng dưới ánh sáng mặt trời 30 phút, vết chất có màu xanh lá mạ.
Sắc ký đồ phải cho vết chất cùng màu xanh lá mạ và cùng giá trị Rf với chất đối chiếu.
b) Phản ứng hóa học
Lấy một phần cắn chiết, thêm vào 2ml dung dịch natri hydroxyt 10%, đun cách thủy 30 phút, để nguội, sau đó acid hóa bằng dung dịch acid nitric 10% rồi thêm 0,5ml dung dịch bạc nitrat 5% sẽ xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong acid nitric loãng, tan trong dung dịch amoniac 10%. Song song tiến hành một mẫu chuẩn và mẫu trắng (nước khử ion).
c) Sắc ký khí - khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m x 0,25mm x 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 10oC/phút đến 270oC, giữ 10 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của một số thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Cypermethrin |
163, 181, 91, 127, 209 |
2 |
Pretilachlor |
162, 238, 176, 202, 146 |
3 |
Butachlor |
311, 160, 176, 188, 237, 146 |
4 |
Pyridaben |
364, 309, 148, 147, 132 |
d) Sắc ký lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (4,6 × 150mm, 1,8µm).
- Nhiệt độ cột: 40oC.
- Pha động:
A: Dung dịch acid formic 0,1% và amoni format 5mM trong nước.
B: Dung dịch acid formic 0,1% và amoni format 5mM trong methanol.
Gradient pha động:
t= 0 phút: 10% A : 90% B
t= 2 phút: 50% A : 50% B
t= 20 phút: 100% B
- Tốc độ dòng: 0,5ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Pyridaben |
365,1; 147,2; 205,1 |
2 |
Entofenprox |
394,2; 359,0; 177,0 |
3 |
Metolachlor |
284,1; 252,1; 176,1 |
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
29. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO HỮU CƠ
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC, natri hydroxyt, thuốc thử paladium chlorid,...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường acid:
a) Sắc ký lớp mỏng
Hòa tan cắn chiết trong ethanol rồi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi:
+ Hệ dung môi 1: Cyclohexan - aceton - chloroform tỉ lệ 70:25:5
+ Hệ dung môi 2: Toluen:Aceton:Ethanol:Amoniac tỉ lệ 45:45:7:3
- Thuốc thử hiện màu: Dung dịch paladi clorid 0,5%/HCl 2N.
- Thuốc thử hiện màu đối với Dichlorvos và Tricholorfon: Dung dịch resorcin 2% (TT) trong dung dịch natri hydroxyt 10% (TT).
Sắc ký đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với chất đối chiếu.
+ Phản ứng hóa học 1: Thuốc thử: 0,1g paladium chlorid hòa tran trong 5mL dung dịch acid hydrocloric 2M và được pha loãng thành 100ml. Trộn cùng thể tích dung dịch này và dung dịch natri hydroxyt 2M.
Tiến hành: Trộn mẫu thử với 1mL thuốc thử và làm nóng ở 100oC trong nước khoảng 2 phút.
Tiến hành song song với mẫu trắng và mẫu chuẩn.
Mẫu thử phải cho màu vàng nâu giống với mẫu chuẩn.
+ Phản ứng hóa học 2: Phản ứng với kiềm cho màu vàng chanh, mất màu khi acid hóa.
Cặn chiết cho vào 1 ống nghiệm, kiềm hóa dung dịch đến môi trường kiềm, đun cách thuỷ 30 phút, nếu có màu vàng chanh xuất hiện: Kết luận có khả năng có các thuốc trừ sâu phospho hữu cơ có gốc paranitrophenol.
- Phản ứng tạo Indophenol: Ống nghiệm có màu vàng chanh ở trên, thêm acid sulfuric đặc tới khi hết màu vàng, thêm 1 hạt kẽm và đun cách thuỷ sôi 15 phút. Gạn lấy lớp dung dịch, gạt bỏ kẽm thừa sang 1 ống nghiệm khác. Lớp dung dịch trên, thêm 1ml dung dịch phenol 1% trong nước, sau đó thêm từ từ theo thành ống nghiệm dung dịch amoniac. Nếu thấy mặt tiếp giáp giữa 2 lớp chất lỏng có vòng màu xanh thì chứng tỏ có thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ. Song song làm một mẫu trắng.
+ Phản ứng hóa học tìm Dichlorvos và Tricholorfon: Lấy một phần cắn chiết, thêm vào 2ml dung dịch natri hydroxyt 10%, đun cách thủy 30 phút, để nguội, sau đó acid hóa bằng dung dịch acid nitric 10% rồi thêm 0,5ml dung dịch bạc nitrat 5% sẽ xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong acid nitric loãng, tan trong dung dịch amoniac 10%. Song song tiến hành một mẫu chuẩn và mẫu trắng.
c) Sắc ký khí khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 60oC giữ 4 phút, tăng nhiệt 40oC/phút đến 180oC giữ 2 phút, tăng nhiệt 10oC/phút đến 210oC giữ 2 phút, tăng nhiệt 3oC/phút đến 290oC giữ 5 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của một số thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Methyl parathion |
125, 109, 263, 79, 93 |
2 |
Omethoat |
156, 110, 79, 109, 141 |
3 |
Diazinon |
179, 137, 152, 199, 304 |
4 |
Dichlorvos |
109, 79, 185, 47 |
5 |
Chlorpyrifos |
197,314, 258, 286, 260 |
d) Sắc ký lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (4,6 × 150mm, 1,8µm).
- Nhiệt độ cột: 40oC.
- Pha động:
A: Dung dịch acid formic 0,1% và amoni format 5mM trong nước
B: Dung dịch acid formic 0,1% và amoni format 5mM trong methanol
Gradient pha động:
t= 0 phút: 10% A : 90% B
t= 2 phút: 50% A : 50% B
t= 20 phút: 100% B
- Tốc độ dòng: 0,5ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Diazinon |
305,1; 169,1; 97,0 |
2 |
Dichlorvos |
221,0; 109,0; 127,0 |
3 |
Chlorpyrifos |
349,9; 198,0; 97,0 |
4 |
Malathion |
331,0; 126,9; 99,0 |
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
30. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM CARBAMAT
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc bảo vệ thực vật nhóm Carbamat từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật nhóm carbamat, nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, thuốc thử p-dimetyl aminobenzaldehyt, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC, benzidin 0,4% trong acid acetic băng, kali iodua 1%, natri sulfat khan, kalipermanganat, TFA (trifluoroacetic acid),...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường acid :
a) Sắc ký lớp mỏng
Hòa tan cắn chiết trong ethanol rồi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi:
+ Hệ dung môi 1: Cyclohexan : aceton : chloroform tỉ lệ 70:25:5
+ Hệ dung môi 2: Toluen: Aceton: Ethanol: Amoniac tỉ lệ 45:45:7:3
- Thuốc thử hiện màu 1: Phun thuốc thử p-dimetyl amino benzaldehyt (TT), sau đó sấy 30 phút ở nhiệt độ 100°C.
- Thuốc thử hiện màu 2: Clo hóa bản mỏng bằng hỗn hợp kali permanganat rắn và acid hydrocloric đậm đặc trong bình kín khoảng 10 phút; sau đó lấy bản mỏng ra ngoài và để yên trong tủ hút 10 phút; phun hỗn hợp thuốc thử kali iodua 2% và benzidin 0,4% trong acid acetic băng tỉ lệ 3:7.
Sắc kí đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với mẫu chuẩn.
b) Sắc ký khí khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 60oC giữ 4 phút, tăng nhiệt 40oC/phút đến 180oC giữ 2 phút, tăng nhiệt 10oC/phút đến 210oC giữ 2 phút, tăng nhiệt 30C/phút đến 290oC giữ 5 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của một số thuốc bảo vệ thực vật nhóm carbamat tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Fenobucarb |
121,150, 91, 107, 135 |
2 |
Isoprocarb |
121,136, 91, 103, 107 |
3 |
Benfuracarb |
190, 163, 102, 135, 353 |
4 |
Methomyl |
105, 88, 58, 162 |
d) Sắc ký lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (4,6 × 150mm, 1,8µm).
- Nhiệt độ cột: 40oC.
- Pha động:
A: Dung dịch acid formic 0,1% và amoni format 5mM trong nước.
B: Dung dịch acid formic 0,1% và amoni format 5mM trong methanol.
Gradient pha động:
t= 0 phút: 10% A : 90% B
t= 2 phút: 50% A : 50% B
t= 20 phút: 100% B
- Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số thuốc bảo vệ thực vật nhóm Carbamat tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Methomyl |
163,1;106,0; 88,0 |
2 |
Carbofuran |
222,1; 165,1; 123,1 |
3 |
Methiocarb |
226,1; 121,1; 106,0 |
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
31. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NEREISTOXIN VÀ CARTAP
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc bảo vệ thực vật nhóm Nereistoxin và Cartap từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Chất chuẩn nereistoxin, cartap, nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC, tetrabutyl amonium bromid, acid phosphoric, paladi clorid, thuốc thử Dragendorff, natri hydroxyt, acid acetic, 5,5-dithiobis (2-nitrobenzoic acid) hay DTNS,...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường kiềm:
a) Sắc ký lớp mỏng
- Chất hấp phụ: Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi:
+ Hệ dung môi 1: n-hexan : aceton tỉ lệ 4:1
+ Hệ dung môi 2: Toluen: Aceton: Ethanol: Amoniac tỉ lệ 45: 45: 7: 3
- Thuốc thử hiện màu 1: Dung dịch paladi clorid 0,5%/HCl 2N.
- Thuốc thử hiện màu 2: Dung dịch Dragendorff.
Sắc ký đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với chất đối chiếu.
b) Phản ứng hóa học
Cartap phản ứng với 5,5-dithio-bis(2-nitrobenzoic acid) - DTNB tạo phức màu vàng 2-nitro-5-thiobenzoic acid trong môi trường natri hydroxyt 0,2N.
Cách tiến hành:
Chuẩn bị dung dịch 0,05% DTNB trong methanol.
Chuẩn bị đệm gồm 8ml dung dịch acid phosphoric 0,5M; 8ml dung dịch acid boric 0,5M, 8ml dung dịch acid acetic 0,5M trong 100ml nước cất. Điều chỉnh pH tới 9 bằng NaOH 0,2N.
Hòa tan 0,02g cartap chuẩn trong 20ml methanol.
Lấy 2ml dung dịch mẫu chuẩn thêm 2ml methanol và 2ml dung dịch DTNB, thêm 5ml dung dịch đệm. Phản ứng sẽ cho phức màu vàng.
Tiến hành tương tự với mẫu thử. Mẫu thử phải cho màu vàng tương tự với mẫu chuẩn.
c) Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µl rồi tiến hành sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (150 × 4,6mm, 5µm).
- Nhiệt độ cột: 25oC.
- Pha động:
* Tìm nereistoxin: Tetrabutyl amonium bromide : Acetonitril tỉ lệ 85:15
Cách pha: 2,74g tetrabutyl amonium bromide hòa trong 850ml nước cất, thêm 150ml acetonitril. Chỉnh tới pH 2,5 bằng acid phosphoric, lọc qua màng lọc 0,45µm. Lắc siêu âm, đuổi bọt khí.
* Tìm cartap: Acetonitril : nước tỉ lệ 65:35
- Tốc độ dòng: 1ml/phút
- Thể tích tiêm: 10µl
- Detector: DAD, bước sóng UV: 311nm
So sánh sắc ký đồ và phổ UV của mẫu chuẩn và mẫu thử. Mẫu thử phải cho đỉnh có thời gian lưu và phổ UV giống với mẫu chuẩn.
d) Sắc kí lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (2,1 × 100mm; 2,6µm).
- Nhiệt độ cột: 40oC.
- Pha động:
Pha động A: Acetonitril
Pha động B: Dung dịch acid formic 0,1%
Gradient pha động:
t= 0 phút: 30% A : 70% B
t= 3 phút: 40% A : 60% B
t= 9 phút: 60% A : 40% B
t= 15 phút: 99% A : 1% B
t= 23 phút: 1% A : 99% B
- Tốc độ dòng: 0,4ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của các chất tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Cartap |
238,1; 115,9; 72,9 |
2 |
Nereistoxin |
150,1; 105,0; 61,1 |
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
32. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH THUỐC DIỆT CỎ
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc diệt cỏ từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Chất chuẩn paraquat, diquat, glyphosat, gluphosinat, atrazin,... nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, thuốc thử p-dimetyl aminobenzaldehyt, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC, natri dithionit, natri borohydrid, natri hydroxyt, acid sulfosalicylic 10%, natri sulfat khan, TFAA, TFE,...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
1.1. Mẫu phủ tạng
- Mở niêm phong, cho phủ tạng ra bát sứ, ghi nhận xét mẫu gửi gồm có những bộ phận gì, cân riêng từng loại, xem xét kỹ mẫu phủ tạng gửi tới có gì đặc biệt không.
- Phủ tạng được cắt hoặc xay nhỏ, ngâm với nước, lọc lấy dịch cho vào ống ly tâm 15ml thêm 1ml dung dịch acid sulfosalicylic 10%, lắc đều, ly tâm với tốc độ 6000 vòng/phút trong 10 phút, bỏ cắn, lấy phần dịch trong để phân tích paraquat, diquat, glyphosat, gluphosinat.
a) Tìm paraquat, diquat
Cho 1ml dịch trong sau khi ly tâm vào ống nhựa 15ml, điều chỉnh pH đến khoảng 8 bằng NaOH 10%, thêm 2ml đệm phosphat pH 8. Lắc đều, thêm 10mg natri borohydrid (NaBH4), đậy kín nắp, ủ ở nhiệt độ 60oC trong 10 phút. Để nguội, chiết 2 lần mỗi lần bằng 5ml ether ethylic. Gộp các dịch chiết ether, thêm 0,5 gram natri sulfat khan, lọc qua giấy lọc thu dịch chiết ether. Bốc hơi đến cắn dịch chiết ether.
b) Tìm glyphosat, gluphosinat
Sử dụng cột chiết trao đổi anion mạnh, tiến hành chiết theo các bước sau (với tốc độ chảy khoảng 2ml/phút):
- 3ml methanol
- 3ml dung dịch natri hydroxyt 0,1M.
- Nạp mẫu vào cột.
- Rửa cột bằng 3ml nước cất không ion hóa.
Rửa giải bằng 200µl hệ dung môi methanol : acid hydrocloric tỉ lệ 1:4,
Dịch rửa giải được làm khô bằng khí nitơ ở nhiệt độ 40 - 50oC thu cắn.
Tiến hành dẫn xuất: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 100ml TFE và 200ml TFAA. Đậy kín, lắc kĩ rồi cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 90-95oC/15 phút.
Lấy ống nghiệm ra khỏi tủ sấy, để nguội, chuyển mẫu vào lọ chạy sắc kí.
c) Tìm thuốc diệt cỏ nhóm triazin
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
1.2. Mẫu vật chứng
Mẫu thử pha loãng với nước cất, cho vào ống ly tâm 15ml, lắc đều, ly tâm với tốc độ 6000 vòng/phút trong 10 phút, bỏ cắn, lấy phần dịch trong để phân tích paraquat, diquat, glyphosat, gluphosinat.
2. Phân tích
a) Phản ứng hóa học tìm paraquat, diquat:
Lấy 1ml phần dịch trong sau khi ly tâm thêm 1ml thuốc thử natri dithionit, lắc đều. Song song tiến hành một mẫu chuẩn paraquat 10µg/ml và mẫu trắng. Phản ứng dương tính nếu mẫu thử và mẫu chuẩn có màu xanh dương, mẫu trắng không màu.
b) Sắc ký khí khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt 20oC/phút đến 290oC giữ 10 phút.
Các mảnh phổ của một số thuốc diệt cỏ tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Paraquat |
96, 122, 134, 148, 192 |
2 |
Glyphosat |
238, 384, 411 |
3 |
Atrazin |
173, 215, 200 |
c) Sắc kí lỏng khối phổ
* Tìm paraquat, diquat
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: Hydrophilic interaction (2,1 × 100 mm, 3 µm)
- Nhiệt độ cột: 35oC.
- Pha động:
Pha động A: Dung dịch ammoni format 50 mM, pH3
Pha động B: Dung dịch acid formic 0,1% trong Acetonitril
Gradient pha động:
t= 0 phút: 5% A : 95% B
t= 2 phút: 10% A : 90% B
t= 2,5 phút: 25% A : 75% B
t= 5 phút: 45% A : 55% B
t= 6 phút: 5% A : 95% B
- Tốc độ dòng: 0,5ml/phút.
- Detector: Khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của paraquat và diquat tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Paraquat |
186, 171 |
2 |
Diquat |
183,157 |
* Tìm glyphosat, gluphosinat
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: Cột trao đổi anion (2,1 × 100mm; 3µm)
- Nhiệt độ cột: 40oC.
- Pha động: Dung dịch acid formic 0,2% : Acetonitril (95:5).
- Tốc độ dòng: 0,3 ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (-).
Các mảnh ion chính của glyphosat và gluphosinat tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Glyphosat |
167,9; 149,8; 62,9 |
2 |
Gluphosinat |
179,9; 94,8; 62,9 |
* Tìm các thuốc diệt cỏ nhóm triazin
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: C18 (100 × 2,1mm; 2,6µm)
- Nhiệt độ cột: 40oC.
- Pha động:
Pha động A: Acetonitril
Pha động B: Dung dịch acid formic 0,1%
Gradient pha động:
t = 0 phút: 30% A : 70% B
t = 3 phút: 40% A : 60% B
t = 9 phút: 60% A : 40% B
t = 15 phút: 99% A : 1% B
t = 23 phút: 1% A : 99% B
- Tốc độ dòng: 0,4 ml/phút.
- Detector: Khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm triazin tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Atrazin |
216,1; 174,1; 104,0 |
2 |
Prometryn |
242,0; 158,2; 200,1 |
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
33. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH
THUỐC DIỆT CHUỘT NHÓM COUMARIN
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các thuốc diệt chuột nhóm Coumarin từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học, vật chứng,...
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Chất chuẩn coumatetralyl, warfarin,… nước cất, diethyl ether, ethanol 96o, ethanol tuyệt đối, toluen, aceton, cloroform, methanol HPLC, acetonitril HPLC, acid tartaric, acid clohydric, amoniac, n-hexan, acid sulfuric 10%, ethylacetat HPLC, kali permanganat, acid acetic, TFA (trifluoroacetic acid), N,O-Bis(trimethylsilyl)trifluoroacetamide (BSTFA),...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
Sử dụng cắn chiết môi trường acid:
a) Sắc ký lớp mỏng phân tích coumatetralyl:
- Chất hấp phụ: Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: Sử dụng hai hệ dung môi
+ Hệ dung môi 1: Ethyl acetat : Methanol : Amoniac tỉ lệ 85:15:5
+ Hệ dung môi 2: Toluen: Aceton: Ethanol: Amoniac tỉ lệ 45:45:7:3
- Thuốc thử hiện màu: Dung dịch kali permanganat 1%.
Sắc kí đồ của mẫu thử phải cho vết cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với mẫu chuẩn.
b) Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Cắn chiết được hòa trong 100µl methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: Pha đảo C18 (4,6 × 250mm; 5µm).
- Nhiệt độ cột: 25oC.
- Pha động: methanol - nước acid TFA pH 3.
- Chương trình pha động: theo chương trình gradient
t = 0 phút : methanol - nước acid TFA tỉ lệ 50:50;
t = 7 phút : methanol - nước acid TFA tỉ lệ 75:25.
- Tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Detector DAD. Bước sóng: 230nm.
- Mẫu chuẩn: dung dịch coumatetralyl 10µg/ml (hòa trong methanol).
So sánh sắc ký đồ và phổ UV của mẫu chuẩn và mẫu thử. Mẫu thử phải cho đỉnh có thời gian lưu và phổ UV giống với mẫu chuẩn.
c) Sắc ký khí khối phổ
Cắn chiết tìm coumatetralyl được hòa trong 100µl methanol, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Cắn chiết tìm warfarin tiến hành tạo dẫn xuất với N,O-Bis(trimethylsilyl)trifluoroacetamide (BSTFA): Cho vào ống nghiệm chứa cắn 70µl ethylacetat và 30µl BSTFA, đậy kín, lắc đều 1 phút, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 70oC trong 30 phút. Sau đó lấy ra, để nguội và tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: (5%-Phenyl)-methylpolysiloxane (30m × 0,25mm × 0,25µm).
- Nhiệt độ buồng tiêm: 270oC.
- Khí mang: Helium, tốc độ dòng: 1ml/phút.
- Chương trình nhiệt độ: Bắt đầu 80oC giữ 1 phút, tăng nhiệt10oC/phút đến 270oC, giữ 10 phút.
- Detector: khối phổ.
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm Coumarin tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Wafarin |
73, 193, 261, 337, 380 |
2 |
Coumatetralyl |
292, 188, 121, 130, 115 |
d) Sắc khí lỏng khối phổ
Hòa tan cắn chiết trong pha động, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành tiêm sắc ký.
Điều kiện sắc ký (chương trình tham khảo):
- Cột: Pha đảo C18 (2,1mm × 50mm; 1,7μm).
- Nhiệt độ cột: 65oC.
- Pha động:
Pha động A: Dung dịch ammoni format 5mM, pH 10,2
Pha động B: Methanol
Gradient pha động:
t= 0 phút: 90% A : 10% B
t= 1,5 phút: 70% A : 30% B
t= 1,8 phút: 42% A : 58% B
t= 1,81 phút: 40% A : 60% B
t= 3,52 phút: 0% A : 100% B
t= 4,5 phút: 90% A : 10% B
- Tốc độ dòng: 0,5ml/phút.
- Detector: khối phổ, nguồn ion hóa ESI (+).
Các mảnh ion chính của một số chất nhóm Coumarin tương ứng như sau:
STT |
Tên chất |
Các mảnh ion chính |
1 |
Wafarin |
314,2; 163,1; 256,0 |
2 |
Coumatetralyl |
239,1; 107,1; 91,0 |
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
34. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CHẤT ĐỘC VÔ CƠ
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Giám định độc chất các chất độc vô cơ từ các mẫu phủ tạng, dịch sinh học và vật chứng.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
2.2. Hóa chất, chất chuẩn
Các chất chuẩn vô cơ arsen, chì, kẽm và thủy ngân…, acid sulfuric đặc, acid nitric đặc, nước oxy già 30%, natri hydroxyt, kẽm hạt, thuốc thử thủy ngân I clorid, chì acetat, polyethylen, aceton, butanol, Dithizon, acid acetic, đồng sulfat, amoni tetrathiocyanat thủy ngân II,...
2.3. Vật tư tiêu hao
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VÀ PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu
Theo Quy trình xử lý mẫu giám định độc chất (Quy trình 20).
2. Phân tích
a) Phản ứng hóa học
+ Phương pháp Cribier xác định arsen:
Dụng cụ thử arsenic theo phương pháp Cribier gồm một bình nón dung tích 100ml đậy nút cao su, ở giữa có một ống thuỷ tinh dài 20cm xuyên qua, đường kính ống 5mm, phía dưới bịt kín, cách đầu ống khoảng 2,5cm có một lỗ thông hơi bên cạnh 3mm.
Cho vào phía dưới ống một mảnh giấy lọc hoặc bông đã tẩm dung dịch chì acetat đã sấy khô để giữ H2S nếu có. Lồng vào trong ống một dải giấy tẩm dung dịch HgCl2 5% đã sấy khô, để đầu giấy này cách miếng bông tẩm chì acetat khoảng 2cm. Lấy 8-10 gram kẽm hạt không có arsenic, rửa nhanh bằng dung dịch acid hydroclorid 10%, sau đó rửa bằng dung dịch đồng sulfat 5% rồi rửa sạch bằng nước cất và cho vào bình Cribier chứa sẵn dung dịch thử (dịch vô cơ hóa) và đã điều chỉnh cho nồng độ acid sulfuric vào khoảng 20%. Đặt bình vào nước lạnh và để vào chỗ tối trong 6 giờ. Song song làm một mẫu trắng.
Nếu giấy tẩm HgCl2 có màu vàng hay vàng nâu, giấy tẩm chì acetat không màu. Kết luận: Phản ứng dương tính. Trong mẫu thử có hydro arsenic (AsH3) và tiếp tục tiến hành định lượng arsen bằng phương pháp quang phổ.
+ Phản ứng định tính kẽm
Thực hiện các phản ứng màu sau:
Phản ứng 1: Lấy một phần dịch vô cơ hóa đã pha loãng, trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyt 20% (NaOH 20%) tới còn phản ứng acid nhẹ, rồi cho phản ứng với Dithizon ở pH 5,5 thấy màu da cam.
Phản ứng 2: Lấy một phần dịch vô cơ hóa đã pha loãng, trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyt 20% (NaOH 20%), thêm tiếp dung dịch NaOH 20% vào dung dịch trên, nếu có Zn2+ sẽ có xuất hiện kết tủa Zn(OH)2 màu trắng. Tủa tan trong kết tủa thừa.
Phản ứng 3: Phản ứng vi tinh thể với thuốc thử Montequi (thực hiện trên bát sứ): lấy một phần dịch vô cơ hóa, thêm NaOH 20% tới pH 7, acid hóa trở lại bằng một vài giọt acid acetic 10%, thêm vài giọt dung dịch kali hay amoni tetrathiocyanat thủy ngân II, khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh, nếu có Zn2+ sẽ thấy những tinh thể có hình dạng đặc biệt, màu trắng dưới kính hiển vi: Zn[Hg(sCN)4]
Phản ứng 4: Lấy một phần dịch vô cơ hóa đã pha loãng, trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyt 20% (NaOH 20%) tới còn phản ứng acid nhẹ. Dùng đầu đũa thủy tinh thêm một lượng rất nhỏ dung dịch đồng sulfat 5% vào dung dịch trên, khuấy nhẹ, để lắng sẽ được các tinh thể màu tím sim. Song song làm đối chiếu với một dung dịch chứa ion Zn2+ đã biết.
+ Phản ứng định tính thủy ngân.
Phản ứng 1 (phản ứng tạo hỗn hống với đồng kim loại): phản ứng có thể thực hiện trực tiếp trên mẫu thử vô cơ hóa. Lấy một ít mẫu thử cho vào bình nón, acid hóa mẫu bằng acid clohydric tới phản ứng acid, cho vào bình một mảnh đồng kim loại đã cạo sạch, rửa bằng acid nitric loãng và nước cất, đun nóng khoảng 1 giờ. Nếu có Hg2+ thì trên mặt mảnh đồng sẽ có lớp kim loại sáng bóng (thủy ngân kim loại). Sau đó rửa mảnh đồng bằng nước cất và ether, để khô ngoài không khí rồi cho vào một ống nghiệm khô, thêm vài tinh thể iod. Cuốn một dải giấy lọc tẩm ướt vào vị trí 1/3 ống nghiệm kể từ đáy rồi đốt nóng nhẹ. Nếu có Hg2+ thì sẽ có những tinh thể HgI2 bám ở phần ống làm lạnh. Đặt ống lên kính hiển vi sẽ thấy tinh thể hình thoi màu tím hồng.
Phản ứng 2: Phản ứng với Dithizon tạo thành một hợp chất phức màu vàng cam bền vững ở pH 0,5 - 1.
Phản ứng 3: Phản ứng với dung dịch kali iodid ở môi trường trung tính hay acid nhẹ tạo thành kết tủa HgI2 màu đỏ, kết tủa tan trong thuốc thử thừa.
Phản ứng 4: Phản ứng với thiếc II clorid ở pH 2,5 tạo kết tủa màu trắng rồi chuyển sang xám.
+ Phản ứng định tính chì:
Mẫu thử sau khi vô cơ hóa, nếu có thấy xuất hiện kết tủa màu trắng, hòa tan kết tủa trắng trong amoniacetat rồi tiến hành định tính chì:
Phản ứng 1: Lấy vài mililit dung dịch mẫu thử, điều chỉnh pH 7 - 10 bằng amoniac, thêm vài giọt thuốc thử dithizon trong tetracloro carbon, lắc mạnh, nếu có Pb2+ lớp dung môi hữu cơ sẽ có màu đỏ tía (phản ứng tạo phức dithizonat chì).
Phản ứng 2: Lấy vài mililit dung dịch mẫu thử, thêm vài giọt thuốc thử kali dicromat sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu vàng không tan trong acid acetic, tan trong acid nitric nóng và kiềm ăn da.
b) Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử ICP-MS hoặc quang phổ hấp thụ phân tử AAS.
Xây dựng đường chuẩn:
- Chuẩn bị mẫu: Mẫu arsen, chì, kẽm, thủy ngân,... chuẩn với các hàm lượng 10ppb, 100ppb, 1.000ppb, 10.000ppb, 100.000ppb.
- Dựng đường chuẩn trên máy ICP - MS hoặc AAS.
- Sau đó phân tích mẫu và tính toán kết quả trên máy dựa trên đường chuẩn đã dựng.
V. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
VI. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
Theo Quy trình chung giám định độc chất (Quy trình 19).
35. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH ADN NHÂN
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định ADN nhân là các mẫu: Máu, lông, tóc, niêm mạc miệng, mô, móng, dịch sinh học, xương, dấu vết sinh học,…
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Cơ sở vật chất
Phòng xét nghiệm: Phòng nhận mẫu, phòng phát hiện dấu vết, phòng tách chiết, phòng PCR, phòng điện di,... Các phòng xét nghiệm đảm bảo sạch sẽ, độc lập, tách biệt để kiểm soát nhiễm trong quá trình thao tác, thực hiện các khâu giám định ADN.
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Hệ thống phát hiện dấu vết, máy PCR, máy RT-PCR, hệ thống điện di mao quản và các thiết bị phụ trợ khác.
2.2. Hóa chất
Các bộ kít dùng cho tách chiết ADN, PCR, điện di, các loại hóa chất khác cần thiết cho từng công đoạn phân tích, v.v...
2.3. Vật tư tiêu hao
Các loại ống ly tâm, đầu côn, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, cồn, v.v...
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận hồ sơ
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.
- Các tài liệu khác có liên quan.
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công giám định
- Căn cứ loại mẫu, chỉ tiêu, lĩnh vực giám định, năng lực của giám định viên (GĐV), người phụ trách phân công mẫu cho nhóm giám định gồm các giám định viên và người giúp việc (NGV) để tiến hành giám định.
- Mẫu giao cho các nhóm giám định phải ghi đầy đủ các thông tin của mẫu, ngày giao mẫu, tên của nhóm nhận mẫu vào sổ.
- Sau khi nhận mẫu, nhóm giám định có trách nhiệm tiến hành giám định và ghi lại quá trình giám định theo quy định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Phân tích mẫu giám định: chuẩn bị mẫu, tách chiết ADN, định lượng ADN, PCR, điện di, đọc kết quả, tính toán xác suất,...
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.
+ Phụ giúp GĐV trong quá trình phân tích mẫu giám định: chuẩn bị mẫu, tách chiết ADN, định lượng ADN, PCR, điện di,...
+ Chụp ảnh mẫu giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Bảo quản mẫu xét nghiệm, mẫu tồn dư, bàn giao mẫu giám định.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành giám định.
IV. THU, NHẬN MẪU GIÁM ĐỊNH
1. Thu mẫu trực tiếp
1.1. Thu mẫu máu
Bước 1. Xác nhận nhân thân người được lấy mẫu qua giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...), ghi đầy đủ thông tin lên phong bì đựng mẫu.
Bước 2. Chụp ảnh người được lấy mẫu.
Bước 3. Đeo găng tay, khẩu trang, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu.
Bước 4. Dùng bông y tế đã tẩm cồn lau sạch vị trí lấy mẫu.
Bước 5. Lấy máu bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng (kim tiêm, kim chích máu,…).
Bước 6. Thấm lấy từ 2 - 3 giọt máu lên thẻ lấy mẫu/gạc y tế/tăm bông vô trùng.
Bước 7. Sát trùng lại bằng bông cồn tại vị trí lấy mẫu.
Bước 8. Để mẫu khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng 10 - 15 phút, sau đó cho vào phong bì đựng mẫu.
Bước 9. Lập biên bản thu mẫu.
Bước 10. Bảo quản mẫu tại nhiệt độ phòng đến khi giám định.
* Chú ý: Không để mẫu máu chạm vào găng tay hay bất cứ bề mặt nào khác. Không đựng mẫu trong túi nilon hoặc hộp kín tránh ẩm, mốc.
1.2. Thu mẫu lông/tóc
Bước 1. Xác nhận nhân thân người được lấy mẫu qua giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...), ghi đầy đủ thông tin lên phong bì đựng mẫu.
Bước 2. Chụp ảnh người được lấy mẫu.
Bước 3. Đeo găng tay, khẩu trang, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu,…
Bước 4. Dùng tay hoặc kẹp nhổ từ 5 đến 10 sợi tóc/lông có chân của người được lấy mẫu.
Bước 5. Gói mẫu trong giấy sạch, để vào phong bì đựng mẫu.
Bước 6. Lập biên bản thu mẫu.
Bước 7. Bảo quản mẫu tại nhiệt độ phòng đến khi làm giám định.
* Chú ý: Không để phần chân tóc chạm vào găng tay hay bất cứ bề mặt nào khác.
1.3. Thu mẫu tế bào niêm mạc miệng
Bước 1. Xác nhận nhân thân người được lấy mẫu qua giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...), ghi đầy đủ thông tin lên phong bì đựng mẫu.
Bước 2. Chụp ảnh người được lấy mẫu.
Bước 3. Đeo găng tay, khẩu trang, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu,…
Bước 4. Người được lấy mẫu súc miệng bằng nước sạch.
Bước 5. Dùng đầu tăm bông vô trùng vừa chà vừa xoay tròn phía trong má (trong miệng) lên và xuống khoảng 1 phút. Dùng hai tăm bông cho má bên trái và hai tăm bông cho má bên phải.
Bước 6. Để mẫu khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng khoảng 10-15 phút, sau đó cho vào phong bì đựng mẫu.
Bước 7: Lập biên bản thu mẫu.
Bước 8. Bảo quản mẫu tại nhiệt độ phòng đến khi làm giám định.
* Chú ý: Không chạm đầu tăm bông dùng để thu mẫu vào găng tay hay bất cứ một bề mặt nào khác (cả trước và sau khi thu mẫu). Không đựng mẫu trong túi nilon hoặc hộp kín tránh ẩm, mốc.
1.4. Thu mẫu móng tay/chân
Bước 1. Xác nhận nhân thân người được lấy mẫu qua giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...), ghi đầy đủ thông tin lên phong bì đựng mẫu.
Bước 2. Chụp ảnh người được lấy mẫu.
Bước 3. Đeo găng tay, khẩu trang, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu,…
Bước 4. Vệ sinh móng tay/chân thật kỹ bằng nước sạch hoặc cồn sát khuẩn.
Bước 5. Dùng dụng cụ cắt móng cắt từ 3 đến 4 móng tay (chân) của người được lấy mẫu.
Bước 6. Để mẫu móng tay, móng chân vào phong bì đựng mẫu.
Bước 7. Lập biên bản thu mẫu.
Bước 8. Bảo quản mẫu tại nhiệt độ phòng đến khi làm giám định.
* Chú ý: Chỉ thu mẫu móng tay/móng chân để giám định ADN khi không thể thu được các loại mẫu máu/tóc/tế bào niêm mạc miệng.
1.5. Thu mẫu mô
Bước 1. Ghi thông tin của mẫu bên ngoài phong bì đựng mẫu.
Bước 2. Đeo găng tay, khẩu trang, chuẩn bị dụng cụ thu mẫu,…
Bước 3: Dùng kéo hoặc dao mổ thu mẫu mô (khoảng 0,5cm2).
Bước 4. Để mẫu khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng (hoặc sấy ở nhiệt độ 30 - 35oC), cho vào phong bì đựng mẫu.
Bước 5. Lập biên bản thu mẫu.
Bước 6. Bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng cho đến khi giám định.
* Chú ý: Mẫu mô sử dụng xét nghiệm ADN phải chưa bị phân hủy. Không bảo quản mẫu mô trong dung dịch formol. Trong trường hợp mẫu mô tươi cần chuyển đến nơi trưng cầu giám định trước 24 giờ hoặc bảo quản ở -20oC trước khi chuyển đến cơ quan giám định.
1.6. Thu mẫu xương/răng
- Đối với tử thi: Tùy trường hợp thu một trong các mẫu sau
+ Thu mẫu xương, sụn (1 - 2cm), làm sạch, khô mẫu, cho vào phong bì đựng mẫu (hoặc ống falcon/lọ nhựa sạch). Ghi đầy đủ thông tin bên ngoài vật đựng mẫu: Tên mẫu, vị trí thu mẫu, ngày thu mẫu, tên vụ việc liên quan đến tử thi được thu mẫu.
+ Thu mẫu răng (02 chiếc răng). Làm sạch, khô mẫu, cho vào phong bì đựng mẫu (hoặc ống falcon/lọ nhựa sạch). Ghi đầy đủ thông tin bên ngoài vật đựng mẫu: Tên mẫu, vị trí thu mẫu, ngày thu mẫu, tên vụ việc liên quan đến tử thi được thu mẫu.
- Đối với hài cốt:
+ Mẫu răng: Lấy từ 03 chiếc răng trở lên (yêu cầu: Răng chắc, còn chân răng), cho vào phong bì đựng mẫu (hoặc ống falcon/lọ nhựa sạch). Ghi đầy đủ thông tin bên ngoài vật đựng mẫu: Tên mẫu, vị trí thu mẫu, ngày thu mẫu, ghi tên vụ việc liên quan đến hài cốt được thu mẫu.
+ Mẫu xương: Lấy đoạn ở giữa xương ống chân (tay) dài khoảng 5cm, (yêu cầu: Xương chắc), cho vào phong bì đựng mẫu (hoặc ống falcon/lọ nhựa sạch). Ghi đầy đủ thông tin bên ngoài vật đựng mẫu: Tên mẫu, vị trí thu mẫu, ngày thu mẫu, ghi tên vụ việc liên quan mẫu được thu.
- Lập biên bản thu mẫu.
- Bảo quản mẫu tại nhiệt độ phòng đến khi làm giám định (trường hợp thời gian chờ giám định: trên 1 tháng cần bảo quản lạnh ở 2 - 8oC; trên 1 năm cần bảo ở nhiệt độ âm 20oC).
2. Nhận, bảo quản mẫu giám định
- Đeo găng tay, khẩu trang.
- Ghi nhận tình trạng bảo quản mẫu.
- Kiểm tra niêm phong.
- Chụp ảnh mẫu còn nguyên niêm phong.
- Mở niêm phong.
- Kiểm tra mẫu: Loại mẫu, số lượng mẫu, tình trạng mẫu.
- Chụp ảnh mẫu.
- Lập biên bản:
+ Biên bản giao nhận mẫu theo qui định (trường hợp mẫu do cơ quan trưng cầu/người yêu cầu mang đến).
+ Biên bản mở niêm phong mẫu theo qui định (trường hợp mẫu do cơ quan trưng cầu, người yêu cầu gửi qua đường bưu điện).
- Tùy theo tình trạng mẫu chọn phương pháp bảo quản ở nhiệt độ phòng hay nhiệt độ lạnh.
V. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Chuẩn bị mẫu
Tùy theo từng loại mẫu sử dụng các bước như sau:
1.1. Mẫu máu
Cắt khoảng 0,2 - 0,5 cm2 vết máu khô thành từng mảnh nhỏ cho vào ống ly tâm 1,5ml.
1.2. Mẫu chân lông/tóc
Cắt 1-2 chân lông/tóc cho vào ống ly tâm 1,5ml.
1.3. Mẫu tế bào niêm mạc miệng
Tách phần ngoài đầu tăm bông cho vào ống ly tâm 1,5ml.
1.4. Mẫu móng tay/móng chân
+ Làm sạch mẫu.
+ Cắt nhỏ mẫu cho vào ống ly tâm 1,5ml sạch, sau đó rửa mẫu từ 2 - 3 lần bằng nước deion đã khử trùng.
1.5. Mẫu mô
Cắt mẫu mô khoảng 10mg cho vào ống ly tâm 1,5ml sạch, sau đó rửa mẫu từ 2 - 3 lần bằng nước deion đã khử trùng.
1.6. Mẫu xương/răng
* Làm sạch bằng cơ học
- Làm sạch bên ngoài mẫu xương/răng bằng cơ học.
- Đối với mẫu xương, cưa nhỏ thành các miếng khoảng 1cm2, mài sạch phần đã phân hủy bên ngoài và bên trong ống xương bằng máy mài.
* Làm sạch bằng hóa chất
- Rửa xương/răng bằng natri hypoclorit 1% - 5%, trong 20 - 40 giây (tùy theo chất lượng mẫu).
- Rửa lại bằng nước khử ion vô trùng, không chứa ADN (lặp lại 3 lần).
- Ngâm mẫu xương/răng trong ethanol 100% trong 10 phút.
- Để khô mẫu xương/răng ở nhiệt độ phòng, trong 3 - 5 giờ (hoặc cho đến khi mẫu khô hoàn toàn).
* Nghiền mẫu xương/răng
- Nghiền xương/răng bằng máy nghiền chuyên dụng sử dụng trong phòng xét nghiệm.
- Lấy ≤ 100mg bột xương/răng đã nghiền vào ống ly tâm 15ml.
1.7. Các mẫu vết sinh học khác
- Xác định vị trí có vết sinh học cần giám định.
- Dùng tăm bông chuyên dụng phết vết mẫu, cắt phần bông cho vào ống ly tâm 1,5ml.
* Ghi chú: Có thể sử dụng các kít thu mẫu chuyên dụng khác.
2. Tách chiết ADN
2.1. Tách chiết ADN từ mẫu máu, chân tóc, tế bào niêm mạc miệng
Tùy theo từng phòng xét nghiệm có thể sử dụng các phương pháp tách chiết khác nhau.
Có thể tham khảo phương pháp tách chiết ADN bằng Chelex®100 như sau:
Bước 1. Bổ sung 1ml đệm PBS vào ống ly tâm đã đựng mẫu, vortex 5 - 10 giây, ly tâm nhanh, ủ ở nhiệt độ phòng trong 5 phút.
Bước 2. Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 5 phút ở nhiệt độ phòng.
Bước 3. Hút bỏ dịch nổi.
Bước 4. Bổ sung 150 - 200µl dung dịch Chelex®100 10%, 10 - 15µl dung dịch proteinase K (10mg/ml).
Bước 5: Ly tâm nhanh.
Bước 6. Ủ mẫu trong máy lắc ổn nhiệt ở 56°C trong 30 phút.
Bước 7. Ủ mẫu trong máy lắc ổn nhiệt ở 100°C trong 5 phút.
Bước 8. Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 10 phút, hút dịch nổi sang ống ly tâm 1,5ml mới và bảo quản ở nhiệt độ -20°C nếu chưa sử dụng ngay.
* Ghi chú: Nếu tách chiết ADN bằng các bộ hóa chất khác cần tham khảo thêm hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2. Tách chiết ADN từ mẫu móng tay/chân, mẫu mô, mẫu vết sinh học, mẫu xương/răng
Tùy theo từng phòng xét nghiệm có thể sử dụng các phương pháp tách chiết khác nhau.
Có thể tham khảo phương pháp tách chiết ADN bằng QIAamp® DNA Investigator kít (Qiagen - Đức) như sau:
Bước 1. Bổ sung 360µl ATL và thêm 20µl proteinase K vào ống mẫu đã chuẩn bị. Ủ ở 56oC (thời gian ủ tùy loại mẫu).
Bước 2. Ly tâm nhanh.
Bước 3. Thêm 300µl đệm AL, vortex trong 10 giây.
Bước 4. Ủ 70oC trong 10 phút.
Bước 5. Ly tâm (20.000 x g hoặc 14.000 vòng/phút) trong 1 phút, loại bỏ dịch.
Bước 6. Thêm 150 ml ethanol (96% - 100%), vortex trong 15 giây.
Bước 7. Ly tâm nhanh
Bước 8. Chuyển dịch lên cột QIAamp® MinElute.
Bước 9. Ly tâm (8000 vòng/phút) trong 1 phút, loại bỏ dịch.
Bước 10. Bổ sung 600µl đệm AW1, ly tâm 6000 x g (8000 vòng/phút) trong 1 phút, loại bỏ dịch.
Bước 11. Bổ sung 700µl đệm AW2 ly tâm 6000 x g (8000 vòng/phút) trong 1 phút, loại bỏ dịch.
Bước 12. Bổ sung 700µl ethanol (96-100%) ly tâm 6000 x g (8000 vòng/phút) trong 1 phút, loại bỏ dịch.
Bước 13. Ly tâm (20.000 x g; 14.000 vòng/phút) trong 3 phút.
Bước 14. Thay ống thu, bổ sung 20 - 50µl đệm AE.
Bước 15. Để nhiệt độ phòng (15 - 25oC) trong 1 phút. Ly tâm (20.000 x g; 14.000 vòng/phút) trong 1 phút.
Bước 16. Thu dịch chứa ADN và bảo quản ở nhiệt độ -20oC.
* Ghi chú: Nếu tách chiết ADN bằng các kít hóa chất khác cần tham khảo thêm hướng dẫn của hãng sản xuất.
3. Định lượng ADN
Dựa vào kết quả định lượng để xác định nồng độ mẫu đầu vào phù hợp với yêu cầu của từng bộ kít ở mục V.4.
Tùy thuộc vào điều kiện phòng xét nghiệm có thể sử dụng các phương pháp định lượng ADN tổng số bằng máy đo OD, điện di trên gel agarose, sử dụng kít định lượng trên máy real time PCR.
4. Phản ứng khuếch đại ADN (phản ứng PCR)
Tùy theo từng phòng xét nghiệm và mục đích giám định, có thể sử dụng các bộ hóa chất khuếch đại các locus STR khác nhau.
Có thể tham khảo kít PowerPlex® Fusion System (hãng Promega - Mỹ) như sau:
- Thành phần phản ứng PCR:
+ Master mix: 5µl
+ Primer: 5µl
+ ADN khuôn (10ng): Tối đa 15µl
+ Nước deion vừa đủ tổng thể tích phản ứng là 2µl.
- Chu trình nhiệt:
Nhiệt độ |
Thời gian |
Số chu kỳ |
96oC |
1 phút |
1 chu kỳ |
94oC |
10 giây |
27 chu kỳ |
59oC |
1 phút |
|
72oC |
30 giây |
|
60oC |
20 phút |
1 chu kỳ |
4oC |
Giữ nhiệt |
∞ |
* Ghi chú: Yêu cầu số lượng locus STR phân tích đối với khuếch đại trên NST thường ≥ 24 locus, trên NST Y ≥ 23 locus, trên NST X ≥ 12 locus.
5. Chạy điện di mao quản
- Chạy điện di trên hệ thống điện di mao quản.
- Tùy thuộc vào từng mục đích xét nghiệm, thực hiện các bước điện di mao quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
6. Đọc dữ liệu
- Đọc dữ liệu sau khi chạy điện di mao quản bằng phần mềm GeneMapper® ID-X hoặc các phần mềm tương đương.
- Xuất file dữ liệu ADN (dữ liệu ADN thu được ở dạng các đỉnh xác định các alen) của từng mẫu lưu, kết quả bằng file mềm và in bản cứng lưu hồ sơ.
7. Tính toán độ tin cậy trong giám định ADN
Tùy theo mục đích giám định, có thể sử dụng các phương pháp, hoặc các phần mềm tính toán độ tin cậy khác nhau. Sử dụng các phương pháp tính toán như sau:
- Tính tỷ suất tương đồng (Likehood ratio - LR) của từng locus gen tuân theo định luật Bayes.
- Tính tỷ suất tương đồng kết hợp (Combined Relationship Index - CRI) bằng tích LR của các locus. Dựa vào giá trị CRI để xác định độ tin cậy của kết luận có quan hệ huyết thống giữa hai hồ sơ ADN.
- Tính xác suất có quan hệ huyết thống hay còn gọi là chỉ số Combined Paternity Index (CPI).
- Các phương pháp tính toán khác.
8. Kết luận
Kết luận giám định căn cứ vào nội dung trưng cầu/yêu cầu giám định của cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định và dựa trên kết quả phân tích.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 17 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 17a hoặc 17b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
3. Lưu mẫu tồn dư sau giám định
- Các mẫu tồn dư sau khi giám định (nếu có) được lưu giữ ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm dưới 50% (đối với mẫu khô), hoặc -20oC (đối với mẫu chưa khô) trong thời gian chờ bàn giao lại cho cơ quan trưng cầu giám định.
- Các trường hợp thời gian lưu giữ mẫu trên 6 tháng, cơ quan trưng cầu cần chi trả phí lưu giữ mẫu cho cơ quan giám định.
4. Lưu giữ mẫu ADN sau giám định
- Lưu giữ mẫu ADN sau giám định ở nhiệt độ -20oC/-40oC/-80oC.
- Mẫu ADN được lưu giữ trong vòng 06 tháng sau khi ban hành kết luận giám định.
36. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH ADN TI THỂ
Đối tượng giám định ADN ti thể là các mẫu: Máu, lông, tóc, niêm mạc miệng, mô, móng, dịch sinh học, xương/răng, dấu vết sinh học,…
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ GIÁM ĐỊNH
1. Cơ sở vật chất
Phòng xét nghiệm: Phòng nhận mẫu, phòng phát hiện dấu vết, phòng tách chiết, phòng PCR, phòng điện di,... Các phòng xét nghiệm đảm bảo sạch sẽ, độc lập, tách biệt để kiểm soát nhiễm trong quá trình thao tác, thực hiện các khâu giám định ADN.
2. Trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị
Hệ thống phát hiện dấu vết, hệ thống điện di giải trình tự gen, máy giải trình tự gen thế hệ mới (NGS), máy luân nhiệt (PCR), máy Realtime PCR, các loại máy ly tâm, máy lắc ổn nhiệt, máy trộn vortex, máy điện di, tủ lạnh 2 - 8oC, tủ lạnh âm các mức nhiệt độ khác nhau, cân điện tử, máy khuấy từ gia nhiệt, tủ tách chiết ADN, tủ PCR, các loại pipet và các thiết bị phụ trợ khác.
2.2. Hóa chất
Các bộ kít dùng cho tách chiết ADN, PCR, điện di, giải trình tự, các loại hóa chất khác cần thiết cho từng công đoạn phân tích.
2.3. Vật tư tiêu hao:
Các loại ống ly tâm, đầu côn, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, cồn,...
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, PHÂN CÔNG GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận hồ sơ
- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/ yêu cầu, hồ sơ giám định.
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.
- Các tài liệu khác có liên quan.
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Phân công giám định
- Căn cứ loại mẫu, chỉ tiêu, lĩnh vực giám định, năng lực của giám định viên, người phụ trách phân công mẫu cho nhóm giám định gồm các giám định viên và người giúp việc để tiến hành giám định.
- Mẫu giao cho các nhóm giám định phải ghi đầy đủ các thông tin của mẫu, ngày giao mẫu, tên của nhóm nhận mẫu vào sổ.
- Sau khi nhận mẫu, nhóm giám định có trách nhiệm tiến hành giám định và ghi lại quá trình giám định theo quy định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.
+ Phân tích mẫu giám định: Chuẩn bị mẫu, tách chiết ADN, định lượng ADN, PCR, điện di, đọc kết quả,...
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.
+ Phụ giúp GĐV trong quá trình phân tích mẫu giám định: chuẩn bị mẫu, tách chiết ADN, định lượng ADN, PCR, điện di,...
+ Chụp ảnh mẫu giám định.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Bảo quản mẫu xét nghiệm, mẫu tồn dư, bàn giao mẫu giám định.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
3. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành giám định.
IV. THU, NHẬN MẪU GIÁM ĐỊNH
Tùy từng loại mẫu, áp dụng các phương pháp thu mẫu theo Quy trình giám định ADN nhân (Quy trình 35, mục IV).
V. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Chuẩn bị mẫu
Tùy từng loại mẫu áp dụng các phương pháp chuẩn bị mẫu theo Quy trình giám định ADN nhân (Quy trình 35, mục V.1).
2. Tách chiết ADN
Tùy từng loại mẫu áp dụng các phương pháp tách chiết ADN theo Quy trình giám định ADN nhân (Quy trình 35, mục V.2).
3. Định lượng ADN
Áp dụng phương pháp định lượng ADN theo Quy trình giám định ADN nhân (Quy trình 35, mục V.3).
4. Phản ứng khuếch đại ADN (phản ứng PCR)
Trình tự mồi tham khảo sử dụng trong phân tích ADN ti thể:
Tên mồi |
Trình tự mồi |
Vùng khuếch đại |
F15971 |
5’-TTA ACT CCA CCA TTA GCA CC-3’ |
HV1 |
R16391 |
5’- GAG GAT GGT GGT CAA GGG AC-3’ |
|
F15 |
5’- CAC CCT ATT AAC CAC TCA CG-3’ |
HV2 |
R408 |
5’- ATT ATT TAT CGC ACC TAC GT-3’ |
|
F403 |
5’-TCT TTT GGC GGT ATG CAC TTT-3’ |
HV3 |
R635 |
5’-GAT GTG AGC CCG TCT AAA CA-3’ |
Thành phần |
Thể tích |
2x PCR Master mix |
12,5µl |
Mồi 10pmol/µl |
1,0µl |
ADN (5ng/µl) |
1,0µl |
H2O |
10,5µl |
Chu trình nhiệt PCR:
- Vùng HV1 và HV2:
Số chu kỳ |
Nhiệt độ |
Thời gian |
|
95oC |
5 phút |
35 chu kỳ |
94oC |
20 giây |
61oC |
30 giây |
|
72oC |
30 giây |
|
|
72oC |
10 phút |
∞ |
4oC |
Giữ nhiệt |
- Vùng HV3:
Nhiệt độ |
Thời gian |
Số chu kỳ |
95oC |
11 phút |
|
94oC |
30 giây |
35 chu kỳ |
56oC |
30 giây |
|
72oC |
60 giây |
|
72oC |
7 phút |
|
4oC |
Giữ nhiệt |
∞ |
* Ghi chú: Có thể sử dụng các cặp mồi khác với chu trình PCR khác để phân tích ADN ti thể tùy theo từng phòng xét nghiệm.
5. Điện di kiểm tra sản phẩm PCR
Điện di kiểm tra theo phương pháp điện di trên gel agarose 1 - 2%.
* Ghi chú: Có thể kiểm tra sản phẩm PCR bằng các phương pháp khác tuỳ theo điều kiện phòng xét nghiệm.
6. Giải trình tự
6.1. Tinh sạch sản phẩm PCR
- Tinh sạch sản phẩm PCR bằng Wizard SV Gel and PCR Clean - Up System Kít (Promega - Mỹ) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đo nồng độ sản phẩm PCR đã tinh sạch bằng máy Quantus™ Fluorometer (Promega - Mỹ).
* Ghi chú: Có thể sử dụng bộ hóa chất của hãng sản xuất khác, cần tham khảo thêm hướng dẫn của hãng sản xuất.
6.2. Thực hiện PCR với BigDye Sequencing
- Sử dụng bộ hóa chất BigDye Terminator v3.1 Cycle Sequencing Kít (Applied Biosystems - Mỹ).
- Thành phần phản ứng và chu trình PCR: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
* Ghi chú: Nếu sử dụng các kít hóa chất khác cần tham khảo thêm hướng dẫn của nhà sản xuất.
6.3. Tinh sạch sản phẩm PCR sau chạy PCR bigdye và giải trình tự
Sử dụng BigDye® X-TerminatorTM Purification Kít (Applied Biosystems - Mỹ) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
* Ghi chú: Có thể sử dụng các bộ hóa chất khác, máy giải trình tự khác cần tham khảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
7. Phân tích kết quả
Sau khi giải trình tự, sử dụng các phần mềm chuyên dụng như SequencherTM Version 5.0, Gene Codes Corporation Software, Sequecing Analysis 6,… để phân tích trình tự ADN ty thể, đối chiếu với trình tự ADN tham khảo rCRS (Revised Cambridge Reference Sequence), so sánh các trình tự cần phân tích nhằm xác định mối quan hệ di truyền giữa những người có mẫu được phân tích.
Dữ liệu giải trình tự không sử dụng cho việc kết luận mối quan hệ di truyền trong các trường hợp sau đây:
- Không đủ dữ liệu hoặc không thu thập được dữ liệu.
- Dữ liệu sau khi giải trình tự có các đỉnh quá thấp hoặc đường nền quá cao (dữ liệu không đáng tin cậy).
- Trình tự thu được không tương đồng với trình tự tham chiếu (Revised Cambridge Reference Sequence).
8. Kết luận
- Kết luận giám định căn cứ vào nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định và dựa trên kết quả phân tích.
- Kết luận giám định theo mẫu đã ban hành.
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 17 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 17a hoặc 17b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
Bàn giao Kết luận giám định cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
3. Lưu mẫu tồn dư sau giám định
- Các mẫu tồn dư sau khi giám định (nếu có) được lưu giữ ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm dưới 50% (đối với mẫu khô) hoặc -20oC (đối với mẫu chưa khô) trong thời gian chờ bàn giao lại cho cơ quan trưng cầu giám định.
- Các trường hợp thời gian lưu giữ mẫu trên 6 tháng, cơ quan trưng cầu cần chi trả phí lưu giữ mẫu cho cơ quan giám định.
4. Lưu giữ mẫu ADN sau giám định
- Lưu giữ mẫu ADN sau giám định ở nhiệt độ -20oC/-40oC/-80oC.
- Mẫu ADN được lưu giữ trong vòng 06 tháng sau khi ban hành kết luận giám định.
37. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MÔ BỆNH HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Đối tượng giám định là các mẫu mô được lấy từ các trường hợp tử thiết, sinh thiết,...
Trường hợp giám định lại, đối tượng giám định là khối nến, tiêu bản thì áp dụng từng phần tương ứng theo quy trình này.
II. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất
Phòng giám định mô bệnh học được bố trí các khu vực đảm bảo việc giao nhận, pha bệnh phẩm, chuyển, đúc, cắt, nhuộm tiêu bản, đọc, lưu trữ tiêu bản, mẫu tồn dư,…
2. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, vật tư tiêu hao
2.1. Trang thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi (kết nối máy ảnh), máy chụp ảnh, máy cắt lát mỏng, bàn hơ giãn tiêu bản dùng điện, máy đúc. Tủ sấy tiệt trùng dụng cụ, tủ lạnh, tủ ấm hoặc lò nấu parafin, tủ hốt phòng thí nghiệm,…
- Kính lúp, kẹp phẫu tích không mấu, dao pha bệnh phẩm, kéo, khay đựng dụng cụ, khuôn đúc bệnh phẩm, thớt pha bệnh phẩm, thước, cân, cân phân tích, bộ bể nhuộm, giá đựng tiêu bản, ống hút, quả bóp cao su, cốc đong, ống đong, đũa thủy tinh, bình chứa bệnh phẩm miệng rộng, nắp ren xoáy, hộp đựng parafin, giá đỡ tiêu bản, hộp đựng tiêu bản, chậu rửa, bình nhựa chứa dung dịch cố định thải, chờ xử lý.
- Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
2.2. Hóa chất
Nước cất, formol bão hòa trong nước 40%, cồn (70o, 80o, 90o, 95o, 100o), đệm NaHCO3, axit picric ngâm chống mốc, xylen hay toluen, hematoxylin, eosin, dung dịch tẩy màu (cồn - axit), bôm Canada gắn lá kính, hóa chất khử canxi (HNO3, HCl),…
2.3. Vật tư tiêu hao
Parafin, sáp ong, albumin, glyxerin, lưỡi dao cắt lát mỏng, phiến kính, lá kính, giấy quỳ, cassette, giấy thấm (giấy lọc), gạc sạch.
- Phương tiện bảo hộ: Áo blouse, găng tay phẫu thuật, kính bảo hộ, khẩu trang,…
- Các vật tư tiêu hao cần thiết khác.
III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, MẪU VẬT, PHÂN CÔNG NGƯỜI GIÁM ĐỊNH
1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu, hồ sơ và mẫu giám định
Bộ phận được phân công tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định, mẫu giám định.
1.1. Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu giám định mô bệnh học.
- Bản sao biên bản khám nghiệm, bản ảnh giám định tử thi.
- Bản sao hoặc trích sao hồ sơ bệnh án đối với các nạn nhân được điều trị tại các cơ sở y tế (nếu có).
- Các tài liệu cần thiết khác.
1.2. Kiểm tra mẫu gửi giám định:
* Mô tả các đặc điểm của mẫu:
- Tình trạng niêm phong.
- Dụng cụ chứa mẫu.
- Tình trạng cố định mẫu.
- Loại mô, số lượng mảnh mẫu.
- Kích thước, màu sắc, mật độ.
- Mức độ phân hủy.
- Trọng lượng (nếu khối bệnh phẩm > 100g).
- Nếu mẫu giám định là khối nến, tiêu bản,… mô tả các đặc điểm và số lượng khối nến, tiêu bản,…
* Nếu hồ sơ, mẫu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
* Lập biên bản bàn giao mẫu:
Ghi nhận đầy đủ các thông tin: Cơ quan trưng cầu, người giao mẫu, người nhận mẫu, thời gian, địa điểm, kết quả kiểm tra mẫu, ký giao, nhận giữa hai bên.
2. Phân công giám định
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV), người giúp việc (NGV) cho GĐV thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi giám định.
+ Liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho giám định.
+ Thực hiện phẫu tích bệnh phẩm (nếu cần thiết). Chỉ đạo và hướng dẫn NGV pha bệnh phẩm.
+ Đọc tiêu bản. Chụp ảnh, ghi chép trong quá trình đọc tiêu bản.
+ Đề nghị và tổ chức hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia nếu cần.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV phối hợp trong quá trình giám định, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Tiếp nhận mẫu
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.
+ Xử lý mẫu.
+ Thực hiện pha bệnh phẩm, đúc, cắt, nhuộm tiêu bản theo chỉ định của GĐV.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Bàn giao mẫu sau giám định hoặc bảo quản, lưu giữ mẫu.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
1. Xử lý mẫu giám định
- Thay dụng cụ chứa bệnh phẩm không đạt yêu cầu: Miệng nhỏ, dung tích dưới 500ml, rạn, nứt, vỡ,…
- Thải bỏ dung dịch cố định cũ.
- Rửa nước chảy dòng nhỏ, tốc độ chậm: 10 phút.
- Bệnh phẩm đã được cố định tốt: Pha bệnh phẩm.
- Bệnh phẩm đã được cố định chưa đạt yêu cầu: Cố định lại.
- Bệnh phẩm là mô xương: Khử can xi, cố định.
- Pha dung dịch cố định formol đệm trung tính 10% từ dung dịch formol đậm đặc theo công thức sau:
10% Formol trung tính:
+ Formol đậm đặc: 100ml
+ Nước cất: 900ml
+ Sodium phosphate, monobasic: 4mg
+ Sodium phosphate, dibasic: 6,5mg
- Thể tích dung dịch cố định: Thể tích dung dịch cố định nhiều gấp 20 lần - 30 lần thể tích bệnh phẩm.
- Ngâm bệnh phẩm vào bình chứa dung dịch cố định, không để các mảnh bệnh phẩm dính vào nhau và thành của bình chứa.
- Thời gian cố định tối thiểu 24 giờ hoặc hơn (48 giờ, 72 giờ), tuỳ theo kích thước bệnh phẩm, mức độ phân hủy sau chết, nếu chưa đạt yêu cầu về độ chắc của mảnh bệnh phẩm, thay dung dịch cố định thêm một lần hoặc hai lần.
2. Làm tiêu bản
Các mẫu mô gửi giám định được xử lý qua các công đoạn kĩ thuật:
- Chuyển qua cồn với nồng độ tăng dần để loại bỏ nước.
- Chuyển qua xylen hoặc toluen với độ tinh khiết tăng dần để loại bỏ cồn và làm dung môi dẫn parafin.
- Chuyển qua parafin nóng chảy để vùi mẫu mô.
- Đúc mẫu mô trong parafin.
- Cắt và dán mảnh để làm thành các tiêu bản.
- Nhuộm theo phương pháp H.E (Hematoxylin - Eosin) thông thường hoặc GĐV chỉ định nhuộm thêm theo các phương pháp nhuộm đặc biệt hay hóa mô miễn dịch để phát hiện các tổn thương có tính đặc hiệu cao (tinh bột, tế bào vẩy,…).
3. Đọc tiêu bản
- Đọc tiêu bản trên kính hiển vi, tìm các tổn thương trên các mẫu mô. Sử dụng thị kính X10, vật kính nhỏ nhất X2.5, X5 để quan sát nhận dạng, xác định loại mô đối với các trường hợp phân hủy mạnh và phát hiện những vùng tổn thương của tế bào và mô. Nâng độ phóng đại lần lượt với các vật kính X10, X20, X40 để quan sát chi tiết các tổn thương.
- Mô tả tổn thương từng loại mô trên tiêu bản.
- Chẩn đoán: Theo tiêu chí chẩn đoán đối với loại hình tổn thương mô bệnh học.
- Chụp ảnh các tổn thương trên vi thể và làm bản ảnh vi thể. Bản ảnh phải thể hiện được chi tiết các tổn thương ở mức tế bào và mô.
4. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Trường hợp cần thiết, GĐV đề xuất và tổ chức hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia.
5. Kết luận
Kết luận những dấu hiệu chính và những tổn thương ghi nhận được qua giám định (mô tả tổn thương, ghi chú thích hình ảnh tổn thương trong bản ảnh, nội dung phần kết luận bao gồm các tổn thương của tế bào và mô, không kết luận nguyên nhân chết).
V. HOÀN THÀNH GIÁM ĐỊNH, LƯU TRỮ MẪU
1. Hoàn thành và ký kết luận giám định
- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 18 Phụ lục 2).
- Hoàn thiện kết luận giám định (Mẫu số 18a hoặc 18b Phụ lục 3).
- GĐV ký kết luận giám định trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
2. Bàn giao kết luận giám định
- Bàn giao Kết luận giám định cho bộ phận được thủ trưởng đơn vị phân công.
- Các mẫu mô tồn dư (nếu có) được lưu giữ sau khi giám định, định kỳ 06 tháng sẽ hủy các mẫu mô theo quy định về xử lý rác thải y tế.
- Các trường hợp cần lưu giữ mẫu trên 06 tháng, cơ quan trưng cầu phải có công văn yêu cầu và chi trả phí lưu giữ mẫu cho cơ quan giám định.
Phụ lục 2
MẪU VĂN BẢN GHI NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH PHÁP Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số ngày tháng năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Phần nội dung này vui lòng xem thêm trong file Word đính kèm dưới đây!